Đã tìm ra chìa khóa để mở cánh cửa bất tử?

Các nhà khoa học tại Đại học California tại Davis (Mỹ) đã phát hiện ra cơ chế di truyền tái tạo mô ở loài thủy tức sống trong vùng nước ngọt, cơ chế này cho phép động vật phục hồi cơ thể từ một mảnh mô, về bản chất đây là sự bất tử sinh học.


Các tế bào gốc làm phát sinh các tế bào tiền thân, được định vị ở lớp ngoài của mô và hình thành mô thần kinh hoặc biến thành các tuyến.

Việc tái tạo polyp có sự tham gia của ba nhóm tế bào gốc, các tế bào này chuyển hóa thành các mô thần kinh, các tuyến và các cơ quan khác. Các nhà nghiên cứu đã phân tích 25 nghìn tế bào được phân lập từ động vật để xác định gen nào hoạt động trong mỗi tế bào.

Các nhà khoa học đã sử dụng các đầu dò huỳnh quang liên kết với ARN thông tin, sản phẩm trực tiếp của biểu hiện gene, được sử dụng để tổng hợp loại protein tương ứng. Điều này cho phép theo dõi số phận của các tế bào riêng lẻ.

Các nhà sinh học phát hiện ra rằng các tế bào gốc làm phát sinh các tế bào tiền thân, được định vị ở lớp ngoài của mô và hình thành mô thần kinh hoặc biến thành các tuyến. Đồng thời, những thay đổi trong biểu hiện gene xảy ra khi tế bào di chuyển trong cơ thể thủy tức. Điều này cho phép tạo ra một bản đồ phát triển của 12 loại tế bào thần kinh khác nhau và các mô khác.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng kết quả của công việc khoa học sẽ giúp phát triển các phương pháp mới chữa lành các mô bị tổn thương ở người.

Cập nhật: 30/07/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video