Đã xác định được 4 đội bảng C-D vào vòng 1/16

Tối 13/5, nhà thi đấu Thừa Thiên Huế (TP.Huế) gần như nổ tung bởi sức nóng trong khuôn khổ 12 trận thi đấu tại hai bảng C-D cùng sự cổ vũ của hơn 5000 sinh viên đến từ các trường đại học trong cả nước. 

Ngày thi đấu thứ 2 trong khuôn khổ bảng C, đội tuyển Robocon SPK-KNIGHT của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã có những chiến thắng đầy thuyết phục trong khoảng thời gian rất ngắn: 35 giây. Đây cũng là đội có thành tích thi đấu ngắn nhất tại cuộc thi Robocon 2009.

Đứng thứ 2 tại bảng C là đội CĐTHY của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên với thành tích thi đấu giành chiến thắng tuyệt đối trong khoảng thời gian từ 60-70 giây. Đây cũng là đội được đánh giá có phong độ thi đấu khá tốt. 

Tốc độ thi đấu và độ ổn định của các Robot luôn là điều các đội cần chú ý.

Ngay trong ngày thi đấu thứ 2, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã có hai đại diện lọt vào vòng 1/16 nâng tổng số đội lọt vào vòng 1/16 của trường lên 3 đội.

Tương tự, tại bảng D, đội tuyển Robocon TLKS của Học viện Phòng không Không quân đang giữ vị trí nhất bảng với thành tích thi đấu khá ổn định, luôn giành chiến thắng tuyệt đối trong khoảng thời gian từ 40-60 giây.

Đội cuối cùng lọt vào vòng 1/16 trong ngày thi đấu thứ hai là SUN WARD của đội Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.

Theo nhận định của một thành viên BTC cuộc thi, ngày thi đấu thứ 2 vòng chung kết Robocon đã chứng minh việc những đội giữ được độ ổn định của robot đều dễ dàng lọt vào vòng trong. Qua đó, thấy được những đội có khả năng giành chiến thắng tuyệt đối trong khoảng thời gian từ 30-35 giây là điều hoàn toàn có thể.

Thậm chí, nhiều đội tuyển đến từ trường Đại học Lạc Hồng như BEE*, STORM khi thử sân cũng đã giành chiến thắng với thời gian trên 30 giây. Tuy nhiên, các đội tuyển này đã không lọt vào vòng 1/16.

Thành viên này cũng cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do năm nay đề thi có sự mâu thuẫn giữa tốc độ thi đấu và độ ổn định của thiết kế robot và ngày thi đấu hôm qua đã chứng minh rằng đội nào giữ được độ ổn định của robot đều giành chiến thắng.

Tiến sỹ Nguyễn Tăng Cường - một thành viên BGK - cho biết, tốc độ giành chiến thắng trong khoảng thời gian 35 giây tại ngày thi đấu thứ hai là khá cao. Tuy nhiên, để hướng tới chức vô địch Robocon quốc tế, các đội cần phải rút ngắn thời gian xuống còn 25 giây.

Theo TS.Cường thì một trong những giải pháp có thể rút ngắn thời gian là các đội phải có thiết kế robot bằng tay khiêng kiệu bán tự động. Nghĩa là, các robot được lập trình để chạy quãng đường đã xác định sẵn và người điều khiển robot bằng tay chỉ cần bấm nút khởi động hoặc dừng chứ không cần phải trực tiếp điều khiển robot.

TS.Cường nhận định, để đạt thành tích cao trong thi đấu, các đội tuyển Robocon của Nhật Bản hay Trung Quốc chắc chắn sẽ dùng những giải pháp tương tự. Vì vậy, các đội tuyển Việt Nam cần phải lường trước các yếu tố này.

Hôm nay, 14/5, các trận đấu trong khuôn khổ bảng E-F sẽ được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV2 từ 17h-18h30.

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video