Đại dương "hứng bom nguyên tử mỗi giây"

Các đại dương trên thế giới phải hấp thụ lượng nhiệt lớn, khiến mực nước biển ngày càng dâng cao cũng như kéo theo bão tố dày đặc và bất thường hơn.


Thiết bị ghi nhận dữ liệu được thả xuống biển trong dự án nghiên cứu của Đại học Oxford.

Tờ The Guardian dẫn nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia Đại học Oxford (Anh) cho thấy tình trạng phát thải khí nhà kính đang khiến các đại dương trên thế giới phải hấp thụ lượng nhiệt tương đương một quả bom nguyên tử ném xuống mỗi giây.

“Chúng ta đang tống quá nhiều nhiệt lượng vào hệ thống khí hậu toàn cầu và phần lớn là vào đại dương”, Giáo sư Laure Zanna, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cảnh báo. Tình trạng này khiến mực nước biển ngày càng dâng cao cũng như kéo theo bão tố dày đặc và bất thường hơn.

Xét trên bình diện toàn cầu, ước tính của nhóm chuyên gia cho thấy mức tăng nhiệt độ trung bình trong 150 năm qua khiến Trái đất hứng chịu nhiệt lượng gấp từ 3 - 6 lần sức nóng của quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống TP.Hiroshima của Nhật Bản vào tháng 8/1945.

Cập nhật: 11/01/2019 Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video