Đại dương mênh mông nhưng hầu hết diện tích đã bị con người "xâm lược"

Mười ba phần trăm diện tích đại dương của thế giới được xem là vẫn còn hoang sơ, chúng là những vùng nước không bị xáo trộn bởi các hoạt động công nghiệp của con người.

Chúng ta thường biết nhiều về các vùng đất tự nhiên được bảo tồn và giúp tránh khỏi sự tác động của con người, nhưng ít có tài liệu nào nghiên cứu về điều kiện tương tự như vậy trên các đại dương.

Trong một nghiên cứu mới nhất được công bố trên Tạp chí Current Biology, các nhà khoa học đã xác định được các vùng biển hoang sơ nhất, không chịu sự tác động trực tiếp của con người và hệ sinh thái biển nơi đây được tự do phát triển, chỉ chiếm 13% tức vào khoảng 34 triệu km.


Bản đồ các vùng biển còn giữ được vẻ hoang sơ bên cạnh những vùng biển đã bị con người tác động trên khắp thế giới. Số liệu: Kennedy Elliott, Ng Staff; Kendall R. Jones, Wildlife Conservation Society.

Tại những nơi này, đại dương vẫn còn được giữ gìn nguyên vẹn như hàng triệu năm qua. Không quá ngạc nhiên khi những vùng biển này nằm quá xa so với các khu dân cư khiến con người không thể với tới được mà khai thác, như các vùng biển ở xa về hai cực bắc nam của Trái Đất. Các vùng biển gần đường bờ biển của các nước, chỉ 10% là được giữ gìn ở tình trạng nguyên sơ và 5% trong số đó được các quốc gia bảo vệ.

Mặc dù điều này cũng có thể dễ dàng suy đoán được, nhưng nghiên cứu của Kendall Jones đã chỉ rõ các số liệu, ông là tác giả của nghiên cứu và là chuyên gia về hoạch định bảo tồn tự nhiên tại Hội Bảo tồn Thế giới Hoang dã. Theo đó, ngành công nghiệp đánh bắt hải sản đã khiến con người ngày càng đi xa hơn vào đại dương, và tác động xấu đến hệ sinh thái biển tại nơi mà họ đi qua.

Qua nghiên cứu này, ông mong muốn các vùng biển còn giữ được trạng thái hoang sơ sẽ ít nhất giữ được như vậy. Xa hơn, ông hy vọng các quốc gia sẽ quy hoạch và lập các vùng bảo vệ để giữ gìn vùng biển quốc gia của mình thoát khỏi tác động của công nghiệp hóa ồ ạt.


Những vùng biển chứa đến 97% các vùng biển hoang sơ trên khắp thế giới. Số liệu: Kennedy Elliott, Ng Staff; Kendall R. Jones, Wildlife Conservation Society.

Các vùng biển ở hai cực được giữ gìn ở tình trạng rất nguyên sơ do ít có người sinh sống ở đây, tuy nhiên chúng vẫn bị đe dọa gián tiếp bởi các hoạt động công nghiệp của con người. Khi môi trường thay đổi cực đoan dẫn đến sự ấm lên toàn cầu, băng ở hai vùng cực sẽ tan chảy và làm thay đổi vùng biển tại đây.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 15 yếu tố gây tác động xấu cho đại dương được thực hiện bởi con người, như là đánh bắt hải sản, thải chất ô nhiễm, làm suy thoái dinh dưỡng trong biển, cũng như hoạt động làm biến đổi khí hậu, axit hóa đại dương...

Những vùng biển hoang sơ có xu hướng đa dạng sinh học và di truyền sinh học mạnh mẽ hơn các vùng biển khác. Tuy vậy, những nơi này sẽ dễ bị tổn thương nếu bị con người xâm chiếm vì chúng chưa từng tiếp xúc với những tác động tiêu cực nhân tạo.

“Nhìn vào bản đồ này, chúng ta nên thấy quý trọng những vùng biển hoang sơ nhỏ nhoi còn sót lại. Một khi đã bị tàn phá bởi con người, chúng sẽ khó khôi phục lại được như tình trạng ban đầu, vì thế hãy bảo vệ những vùng biển còn sạch bóng các tác động công nghiệp của loài người”, Kendall Jones chia sẻ.

Cập nhật: 01/08/2018 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video