Đại học California phát triển robot hình người nhanh nhất thế giới

Nhóm nghiên cứu ở Đại học California, Los Angeles, phát triển robot hình người có tốc độ 2,1 m/s với khả năng giữ thăng bằng đặc biệt tốt.



Trường kỹ thuật Samueli thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA), phát triển một robot hình người tiên tiến mang tên Advanced Robotic Technology for Enhanced Mobility and Improved Stability (ARTEMIS). Robot này sẽ tới Bordeaux, Pháp, vào tháng 7 năm nay để thi đấu trong trận bóng đá thuộc sự kiện RoboCup, theo thông báo hôm 10/3 của trường đại học.

Dennis Hong, giáo sư cơ khí và kỹ thuật hàng không ở UCLA, thành tựu chủ chốt trong nghiên cứu là sự cân bằng xuất sắc khi robot bước trên địa hình kém bằng phẳng và khả năng chạy bằng cả hai chân của nó. Bí quyết nằm ở các bộ truyền động, cỗ máy sử dụng năng lượng để tạo ra chuyển động, được chế tạo đặc biệt để hoạt động giống như cơ bắp sinh học. Trái với bộ truyền động điều khiển tư thế một cách cứng nhắc ở phần lớn robot, chúng có tính đàn hồi và kiểm soát lực.

ARTEMIS được phát triển như một robot hình người đa dụng bởi nhóm nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm robot và cơ khí tại UCLA (RoMeLa), tập trung vào vận động hai chân trên địa hình mấp mô. Mẫu robot có thể chạy nước rút, nhảy và bước đi trên bề mặt không ổn định. Nó cao 143cm và nặng 38,5kg. Ngay cả khi ARTEMIS bị đẩy mạnh hoặc quấy rầy, nó vẫn có thể duy trì thăng bằng. Theo nhóm nghiên cứu, ARTEMIS được cài đặt để đi 2,1 m/s trong thử nghiệm ở phòng thí nghiệm, biến nó thành robot hình người đi nhanh nhất thế giới.

Bộ truyền động của ARTEMIS chạy bằng điện thay vì thủy lực. Hệ thống thủy lực thường rò rỉ chất lỏng, do đó thiết kế này sạch, hoạt động êm và hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm ARTEMIS trong những chuyến đi bộ thường ngày quanh sân trường UCLA để chuẩn bị cho RoboCup. Họ sẽ đánh giá kỹ lưỡng khả năng chạy và chơi bóng đá của robot trong vài tuần tới.

RoboCup là hội nghị khoa học quốc tế, nơi robot thể hiện khả năng ở nhiều hạng mục khác nhau.


ARTEMIS di chuyển trong sân trường. (Video: UCLA)

Cập nhật: 14/03/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video