Đàn hải ly có tới 11.000 con xâm chiếm vùng lãnh nguyên Alaska

Các nhà nghiên cứu phát hiện hải ly đang xâm chiếm vùng lãnh nguyên Alaska, thay đổi hoàn toàn đường thủy tại đây, thúc đẩy tốc độ biến đổi khí hậu ở Bắc Cực.

Ken Tape, nhà sinh thái học ở Đại học Alaska, Fairbanks, cho biết những thay đổi do hải ly tạo ra ở Alaska rõ ràng đến mức có thể nhìn thấy từ vũ trụ. Khi vùng lãnh nguyên Bắc Cực ấm lên, cây gỗ mọc dọc sông suối, tạo ra môi trường sống hoàn hảo cho hải ly. Loài vật này dựng nơi ở bằng cách nhai và vận chuyển gỗ để xây đập, chặn dòng sông và suối chảy xiết để tạo ra những ao nước xanh tốt.


Một cặp hải ly nhai nhánh cây ở vùng nước nông tại Glennallen, Alaska. (Ảnh: Ken Tape)

Quá trình xâm chiếm vùng lãnh nguyên của hải ly tạo ra nhiều ảnh hưởng lẫn lộn. Ao nước của hải ly tạo ra ốc đảo xanh góp phần tăng cường đa dạng sinh thái, nhưng cũng đẩy nhanh khủng hoảng khí hậu. Tape và cộng sự đánh giá ảnh chụp trên cao từ đầu thập niên 1950 và không tìm thấy dấu hiệu hiện diện của hải ly ở vùng lãnh nguyên Bắc Cực tại Alaska. Dấu hiệu đầu tiên của hải ly xuất hiện trong ảnh chụp vào năm 1980. Trong ảnh vệ tinh từ thập niên 2000 đến 2010, số lượng ao hải ly tăng gấp đôi. Tổng cộng, vệ tinh hé lộ hơn 11.000 ao hải ly trên khắp vùng lãnh nguyên. Theo Tape, ao hải ly xuất hiện dày đặc ở vùng phía tây Alaska giờ đây

Tape trình bày nghiên cứu tại cuộc họp của Liên đoàn Địa vật lý Mỹ vào tháng 12 năm ngoái. Tape dùng ảnh vệ tinh để tìm kiếm thay đổi ở thảm thực vật vùng lãnh nguyên nhưng rất bất ngờ khi phát hiện những công trình của hải ly đã thay đổi hoàn toàn cảnh quan trên khắp Alaska.

Tốc độ xây dựng và tác động nghiêm trọng của hải ly đối với cảnh quan rất giống cháy rừng. Đất đóng băng vĩnh cửu chiếm khoảng 1/4 diện tích Bắc bán cầu và gần 85% diện tích Alaska. Khi nhiệt độ tăng lên, lớp đất này tan rã, giải phóng khí nhà kính như carbon dioxide và methane vào khí quyển. Ao hải ly làm tan đất đóng băng ở xung quanh, khiến khủng hoảng khí hậu càng trầm trọng.

Theo các nhà nghiên cứu, chắc chắn ngày càng nhiều hải ly sẽ lan khắp vùng lãnh nguyên trong tương lai, tiếp tục di chuyển về phương bắc khi Bắc cực ấm lên. Dải đất ở cực bắc của Alaska, phía bắc dãy núi Brooks, vẫn vắng bóng hải ly. Tuy nhiên, điều này sẽ không kéo dài lâu. Số lượng hải ly đông đúc đang sinh sống ở ngay phía bên kia dãy núi.

Cập nhật: 05/01/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video