Đằng sau những cuộc "tàn sát mây mưa" của loài nhện

Gần đây, Tiến sĩ Bằng Đỗ từ Đại học Hồ Bắc, Trung Quốc cùng cộng sự của mình đã công bố trên tờ Behavioral Ecology and Sociobiologynhững khám phá của mình giúp lí giải tại sao nhện cái lại ăn thịt bạn tình.

Ăn thịt bạn tình là đặc tính khá độc đáo của một số loài động vật bậc thấp. Còn đối với loài nhện sói, việc ăn thịt bạn tình ngay sau cuộc "mây mưa" diễn ra khá phổ biến và một điểm lý thú là con đực tự nguyện biến mình thành bữa tối cho con cái.

Sự tàn độc, lạnh lùng của các cô nàng nhện cũng phải khiến nhân vật phản diện khét tiếng, kẻ giết người hàng loạt và ăn thịt người - bác sĩ Hannibal Lecter - cũng phải ngả mũ cúi đầu.

Nhưng người ta chưa bao giờ lí giải được tại sao điều này lại xảy ra.

Một số nhà sinh vật học tin rằng đó chỉ đơn giản là kết quả của một cơn đói của con nhện cái và miếng mỡ đã được dâng đến tận miệng mèo. Số khác cho rằng nhện đực thật sự hy sinh mạng sống của mình cho sự hoàn hảo của nguồn gene của nó.


Nhện sói

Đi tìm lời giải

Tiến sĩ Bằng và nhóm của ông đã thu thập và nghiên cứu gần 400 mẫu nhện sói trẻ cho đến khi chúng thành thục về khả năng sinh dục.

Họ lần lượt ghép các con cái với một con đực và quan sát cho đến khi 1 trong 3 trường hợp sau xảy ra: 1. Con đực giao cấu với con cái và bị ăn thịt; 2. Con đực giao cấu với con cái và không bị ăn thịt; 3. Con đực không bị ăn thịt sau nửa giờ và cũng không giao cấu với con cái trong thời gian đó.

Sau khi ghép nhóm, họ chọn ra 16 con cái đã giao cấu và ăn thịt bạn tình của mình, 10 con cái đã giao cấu nhưng không ăn thịt bạn tình rồi chờ cho chúng sinh sản. Họ chọn tiếp ngẫu nhiên 10 bọc trứng, rồi tiếp tục quan sát 20 con nhện con từ mỗi nhóm.

Câu đố được hóa giải

Sau khi tiến hành các thí nghiệm nói trên, các nhà khoa học đưa ra một số kết quả thống kê như sau:

- 10% số nhện cái ăn thịt nhện đực trước khi giao cấu; và dù chúng bị bỏ đói trước đó thì tỷ lệ này cũng không tăng lên.

- Nếu nhện cái chấp nhận giao cấu với nhện đực, nó sẽ không ăn thịt bạn tình trong quá trình giao cấu, thậm chí ngay cả khi việc giao cấu diễn ra trong vòng 1 tiếng rưỡi.

- 28% số nhện đực sau khi giao cấu đã bị ăn thịt.

- Những con nhện đực giao cấu thành công tỏ ra không muốn kháng cự khi bị bạn tình tấn công sau cuộc "mây mưa".

- Đa số nhện con của những con nhện cái ăn thịt bạn tình đều tỏ ra khỏe mạnh hơn. Chúng có tới 48% cơ hội sống sót qua tháng đầu tiên trong cuộc đời. Trong khi đó, nhện con của những con nhện cái tha mạng cho bạn tình chỉ có 12% cơ hội sống sót qua thời gian đó.

Việc cái chết của con nhện đực mang lại lợi ích gì cho thế hệ sau này thông qua hệ thống tiêu hóa của nhện cái vẫn còn cần được khám phá. Có thể cơ thể loài nhện chứa những dưỡng chất quan trọng, hiếm thấy trong các dạng con mồi khác.

Dẫu thế, dù câu trả lời có là gì đi nữa, lời lí giải chung cho câu hỏi của các nhà sinh vật học giờ đây đã rõ ràng. Trong trường hợp của loài nhện, những con nhện bố đúng là những ông bố cao cả.

Theo Báo Tin Tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video