Đào Bitcoin tác hại đến môi trường tới mức bạn khó có thể tưởng tượng

Hệ thống tiền kỹ thuật số (hay tiền điện tử, tiền ảo) hiện đang sử dụng lượng điện tương đương với cả một quốc gia, ngang với Argentina. Tuy vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng công nghệ này sẽ sớm chuyển sang sử dụng loại năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường hơn.

Trong chưa đầy một thập kỷ, từ một công nghệ ngoài lề của các chuyên gia mật mã, đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin đã trở thành một trong số tài sản có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất thế giới.

Sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử đã tạo ra hàng loạt triệu phú, tái định hình tiền tệ và trở thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỉ đô la. Tất cả bắt đầu từ một công nghệ phi tập trung mang tính cách mạng. Tuy nhiên, nó cũng mang lại một số vấn đề tiêu cực.


Sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử đã tạo ra hàng loạt triệu phú.

Sức mạnh công nghệ điện toán cần thiết để hỗ trợ mạng lưới vận hành đồng Bitcoin hiện tiêu thụ mức năng lượng tương đương với cả quốc gia Argentina, từ đó dẫn đến hàng loạt chỉ trích về vấn đề môi trường.

Các nhà phân tích từ Đại học Cambridge cho rằng, mạng lưới đồng Bitcoin sử dụng hơn 121 TWh mỗi năm, nằm trong top 30 các nước tiêu thụ điện nhiều nhất thế giới (nếu xem nó là một quốc gia).

Nhu cầu năng lượng phục vụ khai thác Bitcoin tăng cao trong những tháng gần đây do giá đồng tiền điện tử này liên tục tăng cao. Vào tháng 3/2020, đồng Bitcoin có giá 5.000 USD đã tăng lên khoảng 50.000 USD ở hiện tại.

Ngay từ giai đoạn đầu, những lo ngại về vấn đề môi trường xung quanh đồng Bitcoin đã được đề cập đến bởi Hal Finney, người đi tiên phong trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số. Vào ngày 27/01/2009, Hal Finney đã đăng một tweet về khả năng tăng khí thải CO2, chỉ hai tuần sau khi giao dịch đầu tiên bằng đồng Bitcoin được thực hiện bởi nhà sáng lập với cái tên Satoshi Nakamoto.

Trước năm 2017, mức năng lượng mà mạng lưới Bitcoin sử dụng tăng không đáng kể. Sau một lần tăng giá mạnh vào năm 2017 đã đẩy mức năng lượng tiêu thụ lên ngang một quốc gia nhỏ. Vài năm sau đó, thị trường dần hạ nhiệt và mức năng lượng cũng xuống theo. Nhưng ở thời điểm hiện tại, khi đồng Bitcoin liên tục phá đỉnh giá cũ, tăng gấp đôi so với hơn ba năm trước. Và dĩ nhiên mức năng lượng tiêu thụ cho mạng lưới này tăng mạnh với con số còn lớn hơn nhiều.

"Mức năng lượng mà đồng Bitcoin tiêu thụ đã tăng gấp 4 lần kể từ lần giá thị trường đạt đỉnh vào năm 2017 và nó sẽ còn tồi tệ hơn vì số năng lượng không hiệu quả sẽ tích tụ trong đồng Bitcoin", Charles Hoskinson, CEO của công ty mật mã hàng đầu IOHK, trả lời tờ The Independent.

"Lượng khí thải carbon mà đồng Bitcoin tạo ra sẽ tăng theo cấp số nhân vì giá trị của đồng tiền này ngày càng cao, ngày càng có nhiều sự cạnh tranh hơn và vì vậy nó sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn".

Tác động của đồng Bitcoin đến môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn vì trên thực tế, đại đa số "thợ đào" Bitcoin xây dựng "mỏ" tại Trung Quốc. Trong khi đó, nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chiếm đến 2/3 tổng nguồn cung cấp điện của quốc gia này.

Quá trình khai thác (hay còn được gọi là "đào") Bitcoin cần giải quyết các phương trình toán học phức tạp và ngẫu nhiên. Quá trình này cần tập hợp rất nhiều máy tính để xử lý.

Vì vậy, thợ đào Bitcoin thường xây dựng cơ sở tại các quốc gia có giá điện rẻ nhất. Như vậy, vấn đề không nằm ở đồng Bitcoin mà là ở việc chúng ta đang thiếu loại năng lượng tái tạo giá rẻ.


Xếp hạng các "quốc gia" tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới. (đơn vị: TWh)

May thay, đã có những giải pháp được đưa ra, trong đó có một số cơ sở khai thác thân thiện môi trường với quy mô lớn đã được xây dựng.

Tại Iceland và Norway, gần như 100% nguồn năng lượng ở đây là nguồn năng lượng tái tạo, các thợ đào tiền kỹ thuật số tại đây sử dụng nguồn năng lượng tái tạo giá rẻ từ thủy điện và địa nhiệt để vận hành cơ sở của mình. Mặt khác, nhiệt độ môi trường ở khu vực này khá thấp giúp làm mát hệ thống máy tính tự nhiên, từ đó giảm chi phí cho hệ thống tản nhiệt.

Năm ngoái, Nghiên cứu về Chuẩn Tiền điện tử toàn cầu lần thứ ba của Đại học Cambridge cho thấy 76% thợ đào tiền kỹ thuật số sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong quá trình khai thác. Con số này đã tăng lên từ 60% ở năm 2018 theo nghiên cứu cùng năm.

Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế, xu hướng nãy sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tới. Các dự án của cơ quan này hồi năm ngoái cho biết nguồn năng lượng tái tạo đã tiết kiệm chi phí hơn so với nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

"Không thể tiếp tục duy trì các cở sở hạ tầng hỗ trợ đồng Bitcoin như hiện nay, nhưng cấu trúc đẹp đẽ của nó sẽ buộc các cơ sở khai thác sử dụng nguồn điện có giá rẻ nhất, và trong tương lai gần, đó sẽ là nguồn năng lượng tái tạo", Don Wyper, COO của DigitalMint, trả lời tờ The Independent.

"Tôi nghĩ kết luận trong nghiên cứu mới nhất của Đại học Cambridge chưa đúng vấn đề, do có thể xem Bitcoin như ‘vàng kỹ thuật số' và vì vậy, nó nên được so sánh với mức tiêu thụ năng lượng của những loại tài sản tích trữ có giá trị khác"… Nền công nghiệp khai thác vàng tiêu thụ đến 132 TWh mỗi năm.

"Và nếu đồng Bitcoin có thể trở thành đồng tiền kỹ thuật số theo đúng hướng phát triển ban đầu của nó, chúng ta sẽ cần phải xem xét toàn bộ số năng lượng được tiêu thụ để khai thác, phá hủy, giao dịch, chuyển hóa, tổn thất… Cá nhân tôi tin rằng biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của thế giới hiện đại, nhưng những ai cho rằng Bitcoin làm tăng mức độ tàn phá môi trường là những người không hiểu được rằng Bitcoin thật ra là chất xúc tác để tăng tốc quá trình cải thiện môi trường".


"Trâu cày" Bitcoin tại một mỏ khai thác ở Iceland. (Ảnh: Reuter).

Các đồng tiền điện tử khác cũng cần tìm cách giải quyết vấn đề về môi trường tương tự đồng Bitcoin bằng cách, thay đổi công nghệ cốt lõi nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng.

Một trong số đó là Cardano, đồng tiền kỹ thuật số này được Hoskinson cho rằng giúp tiết kiệm năng lượng hơn 4 triệu lần so với Bitcoin nhờ vào công nghệ blockchain "Proof-of-Stake". Công nghệ này xác thực giao dịch dựa trên số lượng tiền được nắm giữ bởi những người tham gia mạng lưới thay vì số lượng máy tính với sức mạnh xử lý khổng lồ.

"Cardano được xây dựng với quy mô có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và khách hàng trên toàn thế giới, với khối lượng lớn hơn và tốc độ nhanh hơn bất kỳ cơ sở tài chính toàn cầu nào đang hoạt động. Trong khi đó, mức tiêu thụ năng lượng của toàn bộ mạng lưới không vượt quá một gia đình lớn", Hoskinson cho biết.

Nếu quá trình vận hành của mạng lưới đồng Bitcoin không nhanh chóng chuyển sang nguồn năng lượng tái tạo, Hoskinson là một trong số các chuyên gia dự đoán rằng nhà đầu tư và người tiêu dùng sẽ sớm chuyển qua loại tiền điện tử khác thân thiện với môi trường hơn.

"Tôi tin rằng sức mạnh từ nỗi sợ về biến đổi khí hậu lớn hơn nhiều so với nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO) đã thúc đẩy làn sóng các tổ chức và nhà bán lẻ mới đầu tư vào Bitcoin", Scott Morgan, chuyên viên tư vấn về blockchain, trả lời tờ The Independent.

"Bitcoin có thể làm những điều đáng kinh ngạc cho thế giới. Nó là thứ tài sản công nghệ. (Nhưng) những đồng tiền kỹ thuật số khác sử dụng ít năng lượng hơn".

Cập nhật: 25/02/2021 Theo VnReview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video