Đất quanh Chernobyl an toàn sau 38 năm thảm họa hạt nhân

Độ phóng xạ đã giảm xuống thấp hơn mức không an toàn ở những trang trại lớn gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, theo kết quả khảo sát trong vùng.

Đất trang trại từng bị phân loại là ô nhiễm và bỏ hoang từ sau thảm họa hạt nhân năm 1986 có thể sử dụng để trồng trọt trở lại, Interesting Engineering hôm 21/6 đưa tin. Điều này có thể giúp đáp ứng nhu cầu đất trồng trọt tăng lên của Ukraine, nhất là trong thời điểm chiến sự với Nga khiến một phần lớn đất canh tác biến thành chiến trường.


Nhà nghiên cứu đo phóng xạ ở vùng cấm Chernobyl. (Ảnh: Sergey Dolzhenko).

Vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cách đây 38 năm đánh dấu một thảm kịch trong lịch sử nhân loại. Đám mây độc lan khắp lãnh thổ Liên Xô khiến xấp xỉ 8,4 triệu người tiếp xúc với phóng xạ hạt nhân. Hơn 250.000 người mắc bệnh ung thư và khoảng 100.000 ca tử vong, theo tổ chức Hòa bình Xanh.

Ngoài thiệt hại với nhân loại còn lưu lại tới ngày nay, thảm họa Chernobyl còn gây thiệt hại nặng nề cho môi trường xung quanh, tàn phá hoa màu, cây cối và cơ sở hạ tầng. Nhiều thập kỷ sau, một số khảo sát được tiến hành tại nhà máy bằng robot, phương tiện không người lái trên không (UAV) và nhiều phương pháp khác nhằm tìm hiểu lượng phóng xạ trong vùng. Những cuộc khảo sát này hướng tới khám phá ảnh hưởng của phóng xạ tới hệ động thực vật và xác định lượng phóng xạ còn sót lại.

Theo nhà nghiên cứu Valery Alexandrovich Kashparov đến từ Đại học Khoa học môi trường và Đời sống Quốc gia Ukraine, hơn 80% đất khảo sát quanh khu vực thảm họa có thể tái sử dụng cho hoạt động nông nghiệp. Nhóm nghiên cứu của Kashparov khảo sát khu vực trong hơn một thập kỷ và kết luận dựa trên lượng phóng xạ mà họ tìm thấy trong vùng.

Theo báo cáo, mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe sau thảm họa đến từ đồng vị iodine-131 isotope. Tuy nhiên, đồng vị này có chu kỳ bán rã chỉ 8 ngày và đã giảm tới mức cực thấp trong những năm sau đó. Tuy nhiên, các đồng vị khác như caesium-137 và strontium-90 có chu kỳ bán rã hơn ba thập kỷ vẫn tồn tại trong vùng, dù nồng độ của chúng đã giảm hơn nửa. Đó là khu vực ở xa địa điểm thảm họa. Lượng phóng xạ vẫn cao ở vùng cấm bao quanh nơi đặt lò phản ứng hạt nhân. Nơi này đã trở thành một khu rừng và có thể được xếp hạng khu bảo tồn tự nhiên trong vài năm tới.

Trước đó, năm 2023, nhà nghiên cứu Volodymr Illienko cũng đến từ Đại học Khoa học môi trường và Đời sống Quốc gia, tiến hành khảo sát để đo lượng phóng xạ trên 2.600 hecta đất quanh Narodychi và Vyazivka nhưng không tìm thấy nồng độ cao hơn mức cho phép. Dù vậy, các nhà nghiên cứu khác nhận thấy lượng phóng xạ cao ở một số khu vực nhưng không truyền sang hoa màu hoặc nông sản.

Nếu nhà chức trách cho phép khôi phục trồng trọt, kết quả khảo sát cần được xác nhận bằng cách kiểm tra trực tiếp thực phẩm. Ukraine có quy định về độ ô nhiễm phóng xạ trong thực phẩm nghiêm ngặt hơn nhiều so với ở Anh hoặc Liên minh châu Âu. Những quy định đó được đặt ra để đảm bảo người dân không tích tụ lượng phóng xạ nguy hiểm theo thời gian.

Cập nhật: 25/06/2024 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video