Đầu đọc phim độ nét cao

Các đầu đọc phim HD DVD đã có kẻ cạnh tranh trong phòng khách: Samsung vừa xuất xưởng đầu BD-P1000 giá 1000 USD, là đầu chiếu phim đầu tiên hỗ trợ Blu-ray trên thị trường, Sony Pictures và Lions Gate cũng đã có phim ở định dạng Blu-ray.

Vậy loại định dạng nào tốt hơn? Ban đầu, ta nhận thấy vài sự khác biệt nhỏ về chất lượng hình ảnh, và bạn sẽ thiên về đầu đọc Blu-ray của Samsung hơn. Tuy vậy, giá của nó lại đắt gấp đôi so với đầu đọc HD DVD của Toshiba.

Phim độ nét cao

So sánh giữa đầu của Samsung với 2 model HD DVD khác là Toshiba HD-A1 giá 499 USD và HD-XA1 giá 799 USD.

Hiện thời, chưa thể so sánh trực tiếp giữa hai định dạng này vì chưa có tựa phim nào có cả 2 định dạng Blu-ray và HD DVD nhưng cả hai định dạng đều dùng chung các bộ giải mã video (MPEG-2, MPEG-4 AVC và VC1) và định dạng của đĩa phim phải không tác động đến chất lượng hình ảnh khi chiếu. Qua thử nghiệm sơ bộ, mỗi định dạng đều cho hình ảnh rất quyến rũ, với độ chi tiết và chiều sâu hơn rất nhiều so với chuẩn định dạng cũ trong cùng tựa phim. Các đầu đọc khác biệt rất ít về chất lượng trình chiếu phim độ phân giải chuẩn (SD), và 2 đầu đọc của Toshiba có hình ảnh nét hơn một chút.

Một lưu ý nhỏ: mặc dù phim độ nét cao cho chất lượng tốt hơn rất nhiều so với định dạng chuẩn nhưng chính bản thân phim HD vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Trong các đĩa phim Blu-ray cho tới nay, có vài cảnh phim trông nhiều "hạt" hơn mong đợi; trái lại, vài tựa phim khác như Ultra Violet thì hình ảnh rất sắc nét và bắt mắt. Những gì thể hiện trên HD DVD cũng có nhiều kết quả khác nhau, cũng có nhiều cảnh bị "biến dạng" hơn là ta nghĩ.

Những trục trặc về hình ảnh như vậy sẽ không mất đi. Có nhiều tác động khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng phim độ nét cao, trong đó có tình trạng của phim gốc, bộ codec giải mã video, chất lượng mã hóa, mức bit-rate khi mã hóa và cả chip giải mã của đầu đọc. Đôi khi đó cũng là ý đồ của đạo diễn và nhà dựng phim. Trong một vài phim, hình ảnh được làm "mềm hơn", hoặc được "chế biến" cho tối và hạt, trong khi một số cảnh khác lại được làm nét và sống động hơn có chủ đích. Nếu bạn quan tâm đến những vấn đề này thì hãy đọc lời giới thiệu của tựa phim HD trước khi mua.

Ngay cả khi bạn không muốn so sánh đối kháng giữa Blu-ray và HD DVD đi nữa thì những đầu đọc này cũng có rất nhiều khác biệt về cách sử dụng và tốc độ.

Đầu đọc nhỏ gọn của Samsung có bộ điều khiển từ xa khá tiện dụng; màn hình LCD hiển thị dễ theo dõi; và một bộ đọc thẻ nhớ 10-trong-2 để xem hình và nghe nhạc MP3. Ngược lại, cả hai model của Toshiba hơi cồng kềnh, LCD của đầu đọc hiển thị thô và không có bộ đọc thẻ nhớ. Đầu đọc của Samsung chạy êm hơn, mặc dù nếu bạn xem "Cướp biển vùng Ca-ri-bê” với dàn âm thanh 5.1 thì không thể nghe được tiếng đầu máy chạy.

Nhìn chung, Samsung nhanh hơn cả 2 model của Toshiba về mặt đọc đĩa và tốc độ đáp ứng (đầu Toshiba chưa cập nhật bản firmware), ngay cả việc đọc lại ngay chỗ mà bạn tắt máy trước đó. Nhưng thỉnh thoảng các đĩa Sony Blu-ray lại hơi chậm khi truy cập vào các chương, hiện ra cái "đồng hồ cát" kiểu của Windows.

Model của Toshiba có lẽ ưu thế hơn của Samsung trong tương lai. Cả 2 model Toshiba đều có ngõ USB, 1 ngõ ethernet để truy cập các tính năng tương tác tiên tiến nếu các phim HD DVD có hỗ trợ và để tải về các bản cập nhật firmware.

Cuộc chiến định dạng DVD độ nét cao còn rất lâu mới ngã ngũ và một loạt danh sách phần cứng mới sẽ còn xuất hiện vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, với đầu ghi cho phòng khách thì phải đến năm sau mới xuất hiện. Và cả LG Electronics lẫn Samsung đều đang thảo luận để đưa ra đầu có thể đọc cả Blu-ray và HD DVD. Gần đây, Ricoh giới thiệu công nghệ có thể đọc cả 2 định dạng này. Nếu bạn chưa nóng lòng muốn xem phim HD thì hãy chờ cho tới lúc có nhiều chọn lựa hơn.

Theo PC World VN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video