Dấu hiệu nhận biết sớm viêm phổi ở trẻ trong mùa lạnh

Bệnh viêm phổi khởi phát nhanh và đột ngột với dấu hiệu sốt, tím tái, thở nhanh, giống cảm cúm thông thường song triệu chứng đặc trưng là co lõm lồng ngực khi thở.

Chia sẻ nhân ngày Phòng chống Viêm phổi Thế giới 12/11, bác sĩ Trưởng Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết Việt Nam nằm trong 10 nước có số ca viêm phổi mắc mới cao nhất thế giới. Ứơc tính mỗi năm có khoảng 2,9 triệu trẻ mắc mới. Trên thế giới, 920.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi trong năm 2015, nhiều hơn các bệnh Zika, Ebola, sốt rét, lao và HIV cộng lại.

Viêm phổi bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đặc trưng bởi tổn thương ở phế nang và mô bao quanh phế nang trong phổi. Tỷ lệ mắc viêm phổi cao nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi và người trên 65 tuổi. Bệnh khá gần với những triệu chứng cảm cúm thông thường nên dễ gây nhầm lẫn hoặc xem nhẹ, bỏ qua.


Trẻ viêm phổi đặc trưng với dấu hiệu co lõm lồng ngực khi thở. (Ảnh: slidesharecdn).

Viêm phổi thường khởi phát nhanh và đột ngột với các dấu hiệu lạnh run, sốt, đau ngực khi hít thở hoặc ho, ho đờm màu gỉ sét, mệt mỏi, chán ăn, khó thở, khạc đàm mủ, ho ra máu do máu chảy từ một phần nào đó của đường hô hấp ra ngoài...

Ở trẻ em, các dấu hiệu giúp chẩn đoán bao gồm:

  • Trẻ sốt, tím tái, suy hô hấp.
  • Đặc biệt là nhịp thở nhanh. Trẻ dưới 2 tháng, nhịp thở >60 lần một phút. Trẻ 2 đến dưới 12 tháng nhịp thở >50 lần một phút. Trẻ 12 tháng đến 5 tuổi >40 lần một phút.
  • Trẻ phập phồng cánh mũi, co lõm lồng ngực khi thở.

Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường nên đưa đến khám tại cơ sở y tế, tuyệt đối không tự điều trị kháng sinh tại nhà.


Bệnh viêm phổi góp phần khiến khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng thường xuyên quá tải với 4-5 trẻ một giường. (Ảnh: H.N).

Viêm phổi do nhiều loại mầm bệnh khác nhau gây ra, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh. Bệnh do vi khuẩn và virus thường lây qua chất dịch phát tán từ mũi hoặc miệng người bệnh. Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là tác nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ, lan truyền nhiều nhất qua đường không khí lúc ho, hắt hơi và lây lan thông qua việc tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn trong người.

Theo bác sĩ Khanh, phòng bệnh bằng cách sử dụng nước sạch, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh khói thuốc và ô nhiễm môi trường, cải thiện không khí trong nhà. Cho bé bú mẹ trong 6 tháng đầu, chủng ngừa vắc xin phế cầu.

Cập nhật: 14/11/2016 Theo VnẼpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video