Đâu là “ngày tàn” của Windows?

Tháng 1/2009, hãng sản xuất máy tính Hewlett-Packard (HP) sẽ giới thiệu một chiếc laptop mini màu đen “long lanh” mới với mức giá chỉ 379 USD.

Với sự kiện này, HP sẽ là hãng máy tính lớn đầu tiên trong thập kỷ này, tất nhiên không tính tới hãng Apple, tung ra thị trường một chiếc máy tính cá nhân không dùng hệ điều hành Windows của “ông trùm” phần mềm Microsoft.

Chiếc HP Mini 1000 này sẽ không được cài đặt hệ điều hành Windows, mà thay vào đó, sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở Linux. Nhiều ý kiến trong giới quan sát cho rằng, HP đang góp phần chứng minh một thực tế: những ngày huy hoàng nhất của hệ điều hành Windows đang dần lùi xa.

Những mối đe dọa

Rất lâu trước khi sự xuất hiện của YouTube, Google, cáp quang và DSL, Windows đã dẫn đầu cuộc chơi. Thế giới công nghệ thông tin đã quá quen với sự thống trị của Microsoft thông qua Windows.

Nhưng hiện nay, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự thống trị của Microsoft trong lĩnh vực máy tính không còn như những gì diễn ra trước đây nữa.

Trong số này phải kể tới sự thất bại của hệ điều hành Windows Vista và việc hệ điều hành Mac OS đang dần chiếm thị phần của Windows. Trong khi đó, các hãng máy tính hàng đầu thế giới, bao gồm HP và Dell, đang đầu tư mạnh nhằm phát triển đội ngũ kỹ sư phần mềm của riêng mình để đảm nhiệm những công việc mà trước đây họ phải nhờ tới Microsoft. 

Trên phân khúc thị trường điện thoại thông minh và máy tính mini giá rẻ đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, sự chuyển biến này còn rõ nét và ấn tượng hơn. Những chiếc điện thoại thông minh của hãng Research in Motion (RIM) và Apple đều không sử dụng hệ điều hành Windows. Thêm vào đó, có hơn 35% các loại laptop mini trên thị trường hiện nay sử dụng hệ điều hành không phải là Windows.

Lấy chiếc HP Mini 1000 phiên bản sử dụng hệ điều hành Linux làm ví dụ. Bản thân chiếc máy tính xách tay này không phải là một mối đe dọa đối với hệ điều hành Windows, vì HP cho biết, hãng dự kiến sẽ bán chiếc máy tính này với giá chỉ thấp hơn 20 USD so với phiên bản sử dụng Windows XP, mà mức giá này thì chưa đủ rẻ để tạo cho phiên bản sử dụng Linux sức cạnh tranh lớn với phiên bản sử dụng Windows.

Nhưng quan trọng hơn cả, chiếc laptop sử dụng hệ điều hành Linux này là một thông điệp cho thấy, HP không cần tới Microsoft nhiều như trước đây.

Đối với nhiều trong số những sản phẩm thành công nhất trong ngành công nghiệp điện tử, phần mềm chiếm một vị trí rất lớn”, ông Kevin Frost, Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực máy tính xách tay của HP cho biết. Ông cũng chỉ ra rằng, không nên coi việc HP sử dụng hệ điều hành Linux là một “gáo nước lạnh” dội vào Microsoft, mà ông chỉ kỳ vọng phần lớn sản phẩm laptop mini của HP sẽ được đưa ra thị trường cùng với hệ điều hành Windows.

Nhưng thực lòng mà nói, chúng tôi coi dòng sản phẩm laptop mini là dòng sản phẩm mà ở đó chúng tôi có cơ hội để đặt trọng tâm vào thương hiệu HP, chứ không phải là bộ xử lý hay hệ điều hành”, ông cho biết thêm.

Chiếc laptop mini này của HP là sản phẩm từ công sức lao động của nhóm Personal Systems Group của HP. Nhiệm vụ của nhóm này là làm cho các sản phẩm của hãng giản đơn hơn và tác động mạnh tới trực quan hơn những sản phẩm sử dụng Windows. Hai phần ba số thành viên trong nhóm này tập trung vào vấn đề phần mềm.

Hãng Dell cũng đang có hướng đi riêng của mình. Chiếc laptop mini Inspiron của hãng có giá 349 USD sử dụng hệ điều hành Linux là chiếc máy tính rẻ nhất của Dell hiện nay. Chiếc máy tính này cũng sử dụng bộ vi xử lý Intel Atom 1,6 gigahertz như chiếc HP Mini 1000. Hiện chiếc máy tính Inspiron này đã có mặt trên thị trường.

Một phần lý do của sự thay đổi này là sự thất bại nặng nề của hệ điều hành Windows Vista”, nhà phân tích Richard Shim của IDC nhận xét. Ông cho rằng, chiếc laptop mini sử dụng hệ điều hành Linux của HP rất đáng chú ý, và rằng HP và Dell đang thử nghiệm những lựa chọn có tính khả thi cao không cần tới Windows.

Không có nhiều công ty có đủ khả năng để đầu tư vào việc phát triển này, mà HP và Dell là hai trong số công ty như vậy”, ông nói.

10 năm trước, những thử nghiệm phần mềm như vậy là điều không hề xảy ra. Các hãng máy tính lớn - những hãng vẫn thường được gọi là các nhà sản xuất thiết bị gốc (OME) luôn răm rắp tuân theo những yêu cầu của Microsoft. Về phần mình, các quan chức của Microsoft công khai nói về một thế giới trong đó Windows có mặt ở khắp mọi nơi - trong xe hơi, trên quần áo, trong nhà bếp và trong phòng khách.

Microsoft đã có quyền kiểm soát tuyệt đối. Chỉ một số ít OEM cố gắng thay đổi tình hình, nhưng những nỗ lực của họ lại bị dập tắt”, ông Rob Enderle, một nhà phân tích trong ngành công nghệ thông tin nhớ lại. Ông Enderle còn cho biết, thêm Packard Bell đã cố biến đổi một số đặc điểm của Windows, nhưng Microsoft “lắc đầu”, và ý tưởng đó không được nhắc lại nữa. “Các hãng sản xuất máy tính rất sợ Microsoft”, nhà phân tích này nói.

Nhưng hiện nay, tình hình đã thay đổi. Giờ là lúc các hãng máy tính chia sẽ với nhau những nỗi lo ngại cũng như tham vọng của họ, và họ nhắc đến những sản phẩm như iPhone nhiều hơn. Apple có thể chỉ là một hãng nhỏ, nhưng đã chỉ cho ngành công nghệ thông tin con đường làm cho khách hàng thỏa mãn hơn và thu được lợi nhuận lớn hơn. Đó là sử dụng phần mềm của riêng mình.

Thậm chí cả Intel cũng đang dò dẫm đi con đường này. Thay vì sử dụng phần mềm của Microsoft cho các thiết bị Internet cầm tay dùng chip Atom của mình, Intel đã đầu tư vào hệ điều hành Linux. Lý do? Theo các chuyên gia, đó là vì Linux là phầm mềm mã nguồn mở miễn phí và Intel có thể đảm bảo chắc chắn rằng các thiết bị sử dụng hệ điều hành này được điều chỉnh để đảm bảo tuổi thọ của pin.

Microsoft vẫn “khỏe”?

Tuy nhiên, thực tế này chưa đủ để chứng minh Microsoft sắp “chết”. Hiện nay, cứ 10 máy tính được đưa ra thị trường thì vẫn có 9 máy sử dụng hệ điều hành Windows, và Microsoft vì thế vẫn kiếm bộn tiền. Quý 3 vừa qua, Windows đã đem về cho Microsoft doanh số 4,2 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù vậy, trong báo cáo lợi nhuận mới đây, Microsoft phải công nhận rằng, xu hướng laptop mini là một trong những lý do khiến doanh thu của Windows thấp hơn so với dự kiến.

Ngoài ra, Microsoft đang nắm trong tay lượng tiền mặt lên tới 20 tỷ USD, đưa hãng này vào hàng những công ty “dầm vốn” nhất trong làng công nghệ. Đồng thời, Microsoft cũng là một số ít hãng công nghệ dám chi số tiền khổng lồ - lên tới 8 tỷ USD trong năm ngoái – vào việc nghiên cứu các công nghệ của tương lai.

Bởi thế, có thể khẳng định, tương lai của Microsoft còn rất dài. Mới đây, hãng đã vạch ra kế hoạch về hai hệ điều hành mới là Windows Azure và Windows 7 sử dụng cho các loại thiết bị mới. Hai hệ điều hành này sẽ được điều chỉnh để thích nghi với thế giới đang dần rời xa những chiếc máy tính cá nhân cũ kỹ để chuyển sang các phần mềm trên Internet.

Khi thế giới này xuất hiện, sẽ là khôn ngoan nếu Microsoft tiếp tục nhận thấy rằng, hãng không còn là “ông chủ” của thế giới phần mềm nữa.

Theo VnEconomy (Fortune)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video