Đầu mối về cư dân đầu tiên tại Caribbean

Một hang động dưới nước thời tiền sử tại nước Cộng hòa Dominica đã trở thành “kho báu” với công bố của các nhà khảo cổ học Đại học Indiana về việc phát hiện các dụng cụ đồ đá, một sọ linh trưởng nhỏ trong tình trạng nguyên vẹn, cùng móng vuốt, xương hàm và các xương khác của một số loài lười.

Những phát hiện này đã mở rộng hàng nghìn năm phạm vị của nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Charles Beeker, giám dốc Chương trình khoa học dưới nước tại Trường Y tế, giáo dục thể chất thuộc IU Bloomingotn, cùng nhóm cộng tác viên đa chuyên ngành của ông. Các nhà nghiên cứu tập trung vào thời kỷ chỉ khoảng 500 năm trước, thời điểm gặp gỡ giữa Thế giới cũ và Thế giới mới sau khi Christopher Columbus bước lên bờ Caribbean. Phát hiện hiếm có này được mong đợi sẽ đem lại những hiểu biết mới về những người sinh sống sớm nhất tại Greater Antilles và những động vật họ đã gặp.

Beeker cho biết: “Thành thật mà nói, tôi không thể tin vào mắt mình khi xem xét từng mẫu vật đáng kinh ngạc này. Bộ xương của quần động vật đã tuyệt chủng gần như còn nguyên vẹn thực sự làm tôi sửng sốt, nhưng hố lửa từ sự sinh sống đầu tiên của con người trên hoàn đảo có vẻ như quá hoàn hảo để tin là sự thật. Tuy nhiên sau khi các dụng cụ đồ đá được chứng thực, tôi không thể đợi để thực hiện một chuyến thám hiểm dưới nước nữa vào hang động có thể sẽ trở thành một trong những vị trí tiền sử quan trọng nhất tại Caribbean”.

Beeker và các nhà nghiên cứu Jessica Keller và Harley McDonald đã phát hiện các công cụ và xương trong khu vực nước ngọt sâu 28-34 feet trong một hang động gọi là Padre Neustro. Cũng trong hang động đó, các tạo tác Taino cũng được tìm thấy. taino là những người bản địa châu Mỹ đầu tiên gặp gỡ với người châu Âu. Beeker và các đồng nghiệp đã lặn xuống hang động này, nằm dưới một dốc đá vôi và chỉ có thể đi vào sau khi lặn vào một vực nhỏ, từ năm 1996.

Geoffrey Conrad, giám đốc Bảo tàng văn hcoj thế giới Mathers tại IU Bloomington đồng thời là giáo sư về nhân loại học, cho biết những công cụ này có niên đại từ 4.000 đến 6.500 năm trước. Những xương tìm thấy có thể có tuổi thọ từ 4.000 đến 10.000 năm. Xương cùa loài lười không phải là một điều hiếm thấy, nhưng ông chỉ biết rất ít sọ linh trưởng được tìm thấy tại Caribbean.

Jessica Kellers cầm sọ linh trưởng được phát hiện tại Hang Padre Neustro. (Ảnh: Đại học Indiana)

Conrad, phó hiệu trưởng nghiên cứu tại IU Bloomington, cho biết: “Tôi không biết nơi nào cùng một lúc có linh trưởng, lười và những công cụ đồ đá do con người tạo ra. Hang đọng này là kho báu dữ liệu giúp chúng ta phân loại quan hệ theo thời gian giữa người và các loài vật tuyệt chủng tại Greater Antilles. Đây là vị trí cần được nghiên cứu trên quy mô lớn”.

3 dụng cụ đồ đá và phần còn lại, tạo bởi bazan và đá vôi, được phân tích bởi 2 nhà nhân loại học nổi tiếng trên trường quốc tế Nicholas Toth và Kathy Schick, họ cho biết những đá có kích thước bằng lòng bàn tay cho thấy những dấu hiệu không thể sai của sự khéo léo của con người. Toth và Schick là đồng giám đốc của Trung tâm nghiên cứu về Cơ sở nhân loại học kỹ thuật, Học viện thời đồ đá tại Bloomington.

Chuyên gia về linh trưởng của IU Kevin Hunt cho biết hộp sọ tìm thấy có thể thuộc về khỉ rú, loài vật đã tuyệt chủng tại Caribbean. Keller cho biết xương của loài lười có nguồn gốc từ 6 hoặc 7 con lười và bao gồm một số loài, trong đó một con có kích thước của gấu đen và một con có kích thước của một con chó lớn. Bà cho biết sọ linh trưởng khác biệt đáng kể so với các sọ linh trưởng khác được tìm thấy tại Caribbean.

Bà nhận định: “Rất ít sọ linh trưởng được tìm thấy tại Caribbean. Những sọ khác, được tìm thấy vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, có kích thước gấp 3 lần. Chúng tôi đã được phép đưa hộp sọ này về Đại học Indiana để nghiên cứu thêm”.

Conrad cho biết công cụ đồ đá và xương tìm thấy, đã được đưa đến phòng thí nghiệm của Beeker, không chỉ mở rộng phạm vi của chương trình nghiên cứu đến thời điểm sớm hơn, mà còn dẫn đến một vấn đề được quan tâm trên toàn cầu – sự tuyệt chủng của các loài động vật và loài chim bản địa khi con người xuất hiện. Loài lười Caribbean là một trong nhiều loài vật đã nhanh chóng tuyệt chủng sau khi con người xuất hiện.

Các nhà nghiên cứu tại Văn phòng khoa học dưới nước thuộc Trường HPER cộng tác chặt chẽ với các cơ quan và tổ chức văn hóa, lịch sử và du lịch thuộc Công hòa Dominica để bảo vệ và khám phá lịch sử tự nhiên và di sản văn hóa của đất nước. Keller cho biết quan tâm của người dân địa phương đối với những phát hiện này thực sự đáng kinh ngạc. Hang động nơi những mẫu vật này được phát hiện, một phần của hệ thống hang động cung cấp nước cho một khu nghỉ mát gần đó, đã được đóng cửa để phục vụ nghiên cứu.

Keller cho biết: “Có rất nhiều quan tâm về việc bảo vệ hang động này song song với việc tiếp tục nghiên cứu. Các đối tác của chúng tôi đã rất hào hứng từ trước khi chúng tôi phát hiện ra sọ linh trưởng”.

Nghiên cứu đuợc thực hiện với sự hợp tác của Cơ quan thư ký bang về văn hóa qua Văn phòng di sản dưới nuyocs và Bảo tàng người Dominica, Văn phòng thư ký bang về du lịch, và Văn phòng thư ký bang về Môi trường và tài nguyên tự nhiên.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video