Dấu tích thành phố cổ hàng trăm năm tuổi ở Nam Phi

Nhóm nghiên cứu tìm ra phần còn lại của kiến trúc nhân tạo thời xưa ẩn dưới lòng đất nhờ công nghệ quét laser.

Các nhà khảo cổ tìm thấy dấu vết của một thành phố tồn tại cách đây hàng thế kỷ ở Sukerbosrand, Nam Phi, nhờ sử dụng công nghệ laser tiên tiến, Fox Newshôm nay đưa tin. Người dân địa phương đã biết về các tàn tích ở đây qua nhiều thế hệ, theo Karim Sadr, giáo sư tại Đại học Witwatersrand.


Địa điểm khảo cổ tại Sukerbosrand, Nam Phi. (Ảnh: Fox News).

"Các nhà khảo cổ từ đại học của tôi đã đào vài khu nhà tại đó những năm 1970 và 1980. Nhưng mọi người chỉ cho rằng những tàn tích này là các khu nhà hay ngôi làng nằm rải rác", Sadr cho biết. Ông sử dụng công nghệ quét laser từ trên không LiDAR để khám phá ra thành phố cổ.

"Chỉ khi lấy hình ảnh LiDAR về vùng đồi phía tây rộng khoảng 20km2 và kiểm tra thật chi tiết, tôi mới bắt đầu phát hiện những góc của kiến trúc nhân tạo mà gần như không thể nhìn thấy trong những bức ảnh mặt đất hay chụp trên cao vì cây cối che phủ", ông giải thích. Những bức ảnh cho thấy một loạt kiến trúc đá ẩn dưới lòng đất.

Sadr sử dụng công nghệ LiDAR khảo sát 10km2 đầu tiên vào cuối năm 2014 và diện tích còn lại năm 2015. Năm 2016, sau khi quan sát kỹ hình ảnh thu được, ông nhận ra đó không phải là những khu nhà rải rác mà là một phần của một thành phố.


Hình ảnh LiDAR của địa điểm khảo cổ. (Ảnh: Fox News).

Cộng đồng người nói tiếng Tswana đã sống ở thành phố này từ thế kỷ 15 đến khoảng 200 năm trước. Có một số thành phố Tswana khác cũng tồn tại trong khu vực này. Các thành phố Tswana sụp đổ sau cuộc nội chiến đầu thế kỷ 19.

"Tôi đếm được khoảng 800 ngôi nhà tại đây và có thể còn nhiều hơn. Tuy nhiên, rất khó xác định số người trong thành phố tại các thời điểm khác nhau, vì không phải nhà nào cũng có người ở và một số nhà có thể chứa nhiều người hơn những nhà khác. Tôi đoán thành phố chưa bao giờ có quá 10.000 người cùng một lúc", Sadr nhận định.

Các nhà khoa học dự định sử dụng công nghệ LiDAR để tìm hiểu khu vực rộng hơn quanh điểm khảo cổ. Tuy nhiên, LiDAR không thể giúp họ khám phá hết thành phố và nhiều kiến trúc cần được kiểm tra trực tiếp.

"Chúng tôi muốn khai quật một số phần tại điểm khảo cổ. Vì các di tích nhìn chung không sâu nên không cần đào lên quá nhiều đất", Sadr cho biết. Ông cũng đưa ra các vấn đề cần tìm lời giải như giới hạn không gian của cụm thành phố, biên giới, các mối giao thương bên ngoài và lý do thành phố này được tạo nên nhiều thế kỷ trước.

Cập nhật: 24/03/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video