Đây có thể là "cỗ máy in tiền" khủng khiếp nhất của Elon Musk

Khi chính thức hoạt động, hệ thống sẽ làm mất cân bằng cả nền kinh tế mạng toàn cầu.

Dựa trên những gì giáo sư ngành nghiên cứu mạng Mark Handley viết trong báo cáo mới soạn thảo, thì vệ tinh Internet Starlink của SpaceX có khả năng làm mất cân bằng cả nền kinh tế mạng toàn cầu lẫn những cơ sở hạ tầng mạng hiện có. Chỉ cần 1/3 con số 4.425 - lượng vệ tinh SpaceX mong muốn có trên quỹ đạo – là những điều trên đã có thể xảy ra.


Vệ tinh Starlink thử nghiệm.

Chưa hết. Giáo sư Handley còn nghi ngờ rằng một mạng Internet như thế sẽ sớm trở thành "một cái máy in tiền" nhờ những lợi ích nó mang lại. Tốc độ nhanh hơn, dù chỉ một vài mili-giây thôi, cũng tạo nên sự khác biệt trong ngành kinh tế. Có thể so sánh với mạng chơi game cũng được, cứ ai có ping thấp hơn, người đó sẽ có lợi thế.

Tóm tắt đại ý của toàn bộ bản báo cáo của giáo sư Mark Handley:

Giáo sư đã dựng lên một chương trình giả lập Starlink, dựa trên những thông tin SpaceX đã công bố. Hệ thống sẽ thiết lập kết nối đường dài rất nhanh, việc gửi tin nhắn sẽ diễn ra chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Đây là điều tối quan trọng với ngân hàng hay các công ty tương tự, những người luôn muốn có cập nhật thông tin nhanh nhất.

Họ trả rất nhiều tiền để tự dựng mạng lưới riêng để đảm bảo tốc độ truyền tin. Vậy nên chỉ với 1.600 vệ tinh đầu tiên của SpaceX lên không, thu nhập SpaceX nhận về sẽ rất lớn.


HFT trở thành thứ không thể thiếu tại kỉ nguyên mà mọi thứ thay đổi trong nháy mắt.

Trong thời hiện đại, ta có công nghệ có tên Trao đổi thông tin Tần số cao – High-Frequency Trading (HFT), sử dụng thuật toán để việc trao đổi thông tin diễn ra chỉ trong vài mili-giây. Mọi ngành đều có thể hưởng lợi từ HFT, bởi lẽ trong thời đại số, thông tin chính là sức mạnh. Từ chỗ là lợi thế của những ngành riêng biệt, HFT trở thành thứ không thể thiếu tại kỉ nguyên mà mọi thứ thay đổi trong nháy mắt.

Cũng như đường sắt, điện năng và Internet, HTF đã trở thành một phần của cơ sở hạ tầng toàn cầu. Các công ty hoặc là theo bước công nghệ, hoặc là lụi tàn. Với sự xuất hiện của Starlink (hoặc bất cứ công ty cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cực cao sau này nữa), sự mất cân bằng sẽ diễn ra giữa những người có và không có Starlink.

Và nếu điều đó diễn ra thật, thì những doanh nghiệp hàng đầu sẵn sàng bỏ hàng núi tiền ra để có được lợi thế. Rõ là người ta muốn đường tắt để lên tiền tuyến, chứ chẳng ai trông mong vào một cuộc chơi công bằng. Theo tính toán của giáo sư Mark Handley, chỉ 37% trên tổng số lượng 4.425 vệ tinh dự kiến thiết lập những kết nối đầu tiên, cán cân thị trường sẽ nghiêng về một bên.

Để có được những con số khổng lồ, thay đổi được cấu trúc thế giới, SpaceX cũng phải đưa vào những nỗ lực khổng lồ. Ngoài lo lắng về việc đặt vệ tinh ngoài Trái Đất – nơi vốn có rất nhiều rác thải vũ trụ lơ lửng, họ còn phải lo về việc sản xuất vệ tinh nữa. Con số 4.425 đâu có bé nhỏ gì. Mà sản xuất xong, SpaceX còn phải phóng vệ tinh lên không nữa.

Nhưng ngẫm lại và nhìn quanh các ông lớn công nghệ ta biết, thì SpaceX là kẻ có năng lực nhất để có thể thực hiện tất cả những việc trên.

Cập nhật: 19/11/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video