Dãy Himalaya ít tuyết, nguồn nước bị đe dọa

Tỷ lệ tuyết rơi thấp trên dãy Himalaya đang khiến các nhà khoa học lo lắng về nguy cơ thiếu nước rất nghiêm trọng trong năm 2024 đối với hàng triệu người phụ thuộc vào lượng tuyết tan ở dãy núi này.

Báo cáo của Trung tâm Phát triển miền núi quốc tế (ICIMOD) - một tổ chức liên chính phủ gồm các quốc gia thành viên: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar và Pakistan và Nepal, có trụ sở tại Nepal, tuyết tan là nguồn cung cấp khoảng 1/4 tổng lưu lượng nước của 12 lưu vực sông lớn bắt nguồn từ vùng núi cao trong khu vực.


Dãy Himalaya đang chứng kiến tỷ lệ tuyết thấp kỷ lục. (Nguồn: AP).

Tác giả của báo cáo, ông Sher Muhammad cho biết: “Đây là lời cảnh tỉnh đối với các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và cộng đồng ở hạ lưu dãy Himalaya. Tuyết tích tụ ít hơn và dao động ngày càng nhiều gây ra nguy cơ thiếu nước rất nghiêm trọng, đặc biệt là trong năm nay".

Tuyết và băng trên dãy Himalaya là nguồn nước quan trọng cho khoảng 240 triệu người ở khu vực miền núi cũng như cho 1,65 tỷ người khác ở các thung lũng sông bên dưới.

Các nhà khoa học cho biết, trong khi lượng tuyết dao động mỗi năm, biến đổi khí hậu vẫn đang gây ra lượng mưa thất thường và các kiểu thời tiết thay đổi. Báo cáo đã đo lường thời gian tuyết tồn tại trên mặt đất và thấy rằng với mức độ tuyết giảm gần 1/5 so với mức bình thường trong năm nay trên khắp khu vực Hindu Kush và Himalaya rộng lớn.

Theo ông Muhammad, mức tuyết tồn tại trong năm nay (18,5% so với mức bình thường) là mức thấp thứ hai trong 22 năm qua, gần sát mức thấp kỷ lục 19% được thiết lập vào năm 2018.

Báo cáo của ICIMOD cảnh báo những thay đổi đáng kể về thời gian và cường độ dòng chảy, trong đó tuyết là một phần quan trọng. "Tuyết đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nước theo mùa" - báo cáo của ICIMOD cho biết.

Tổ chức này đã theo dõi tuyết trong khu vực hơn 2 thập kỷ đã đưa ra nhận xét rằng năm 2024 đánh dấu một “sự bất thường đáng kể”. Lưu vực sông Hằng chảy qua Ấn Độ có tỷ lệ tuyết tồn tại thấp nhất mà ICIMOD ghi nhận được, dưới mức trung bình 17%, tệ hơn mức 15% của năm 2018.

Lưu vực sông Helmand ở Afghanistan ghi nhận mức độ tồn tại của tuyết thấp thứ hai, thấp hơn 32% so với mức bình thường. Trong khi đó, lưu vực sông Brahmaputra, kết thúc ở Bangladesh, có lượng tuyết tồn tại “đặc biệt dưới mức bình thường” ở mức 15%.

Cập nhật: 20/06/2024 Đại Đoàn kết
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video