Đây là cách các loài động vật nhìn thế giới xung quanh

Home Advisor đã tạo ra một căn phòng kỹ thuật số và sau đó họ dựng hình dựa trên cách nhìn của loài động vật cụ thể.

Có thể nói đây là một ý tưởng khá thú vị, vì nhiều người trong chúng ta có lẽ đã tự hỏi một con cá vàng nhỏ nhìn thế giới từ bể của nó sẽ trông như thế nào hoặc một con tắc kè hoa có thể nhìn thấy những gì bằng đôi mắt của nó.

Dự án này đầu tiên cho thấy cách một người bình thường sẽ nhìn thấy gì và sau đó, hiển thị cách các động vật khác nhau nhìn thấy những gì khi đứng cùng tại một điểm. Đây là cách một con chó nhìn thấy.

Tầm nhìn của một người bình thường.


Tầm nhìn của một con chó.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chó không chỉ nhìn thấy 2 màu sắc trắng, đen mà có thể nhìn được một số màu sắc khác. Tuy nhiên, số lượng màu mà chúng nhìn thấy rất ít và cũng không được tươi sáng như trong mắt của chúng ta. Mắt của người có 3 loại tế bào hình nón, chúng hoạt động phối hợp với nhau giúp cho chúng ta có thể nhìn được tất cả các màu sắc. Hầu hết các trường hợp mù màu ở người là do thiếu đi 1 loại tế bào hình nón. Họ vẫn nhìn được màu sắc, nhưng số lượng ít hơn so với người bình thường. Điều này cũng tương tự như ở những chú chó, chỉ có 2 loại tế bào nón.


Tầm nhìn của con người


Tầm nhìn của loài mèo.

Sự khác biệt lớn nhất giữa thị lực của người và của mèo là ở võng mạc. Mèo không thể phân biệt nhiều loại màu sắc như con người cũng không thể nhìn thấy vật thể xa giống người. Tuy nhiên, mèo có một khả năng tuyệt vời khi nhìn trong bóng tối mà con người không thể có. Con người trung bình có độ thị giác rõ nét là 20/20. Độ sắc nét của mèo ở bất cứ đâu cũng chỉ từ 20/100 đến 20/200, có nghĩa là mèo phải đứng ở mức 20 feet (tương đương 6 mét) để có thể nhìn thấy sự vật, trong khi con người bình thường có thể nhìn thấy vật thể ở mức cách 100 hoặc 200 feet (tương đương từ 3 đến 6km).


Tầm nhìn của con người.


Tầm nhìn của cá vàng.

Khả năng nhìn thấy tia cực tím của cá vàng giúp chúng có thể nhìn thấy trong nước. Giác mạc tròn của nó thu thập ánh sáng gần như 360 độ.

Đa số các loài cá nói chung đều có thị giác không phát triển nhiều do bởi các loài cá sống trong môi trường nước có độ trong không cao và ánh sáng bị giảm dần theo độ sâu. Cá sống tầng sâu có thị giác kém hơn, nhiều loài cá gần như không thấy gì, cá biệt có những loài cá mù là những loài sống ở đáy đã tiêu biến chức năng nhìn và thay vào đó là chức năng cảm nhận của các giác quan khác. Tuy vậy, cũng có một số loài cá có khả năng nhìn thấy mục tiêu cũng tương đối xa. Thậm chí trong khi câu cá, người câu không nhìn thấy một số loài cá dưới nước nhưng ngược lại cá có thể phát hiện ra người câu, khi đó cá không dám bắt mồi.


Tầm nhìn của con người.


Tầm nhìn của rắn.

Rắn có thị lực rất kém nhưng chúng có thể nhìn thấy được bức xạ nhiệt vào ban đêm tốt hơn 10 lần so với bất kỳ công nghệ hồng ngoại hiện đại nào. Tuy nhiên vào ban ngày, chúng chỉ có thể phản ứng được với các chuyển động, nếu con mồi không nhúc nhích, thì loài rắn cũng không tài nào bắt được.

Thị giác kém bắt nguồn từ lịch sử tiến hóa khi rắn vốn là những kẻ chui lủi trong hang, sống trong bóng tối, nên không cần dùng nhiều đến đôi mắt. Riêng rắn vipe có thể nhìn rõ trong đêm tối bằng một thủ thuật đặc biệt. Hai hốc lõm ở 2 bên đầu chúng có thể cảm nhận được ánh sáng hồng ngoại giống như đôi kính nhìn ban đêm. Hai hốc này, chứ không phải mắt, đã truyền hình ảnh về con mồi vào bộ não của rắn. Một điều thú vị khác là rắn hổ mang có giác quan nhạy đến nỗi chúng có thể nhằm trúng mắt kẻ thù để phóng độc.


Tầm nhìn của con người.


Tầm nhìn của loài nhện.

Hầu hết các loài nhện đều có tám mắt nhưng thị giác của chúng khá yếu và chúng phải dựa vào những đôi chân đầy lông để cảm nhận đường đi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gần đây đã lưu ý rằng cấu trúc cảm nhận màu sắc của opsin (một loại protein) có thể khiến chúng nhạy cảm với màu sắc và có thể được sử dụng để tìm bạn tình.


Tầm nhìn của người.


Tầm nhìn của loài vẹt.

Loài chim có một thị lực cực kỳ tinh nhanh. Chúng có thể nhìn thấy rất rõ ràng trong điều kiện không có ánh sáng, và dùng khả năng này để săn mồi vào ban đêm. Vào ban ngày, chúng có thể nhìn thấy được những dải màu sắc mà con người không thể nhìn thấy được, kể cả tia cực tím.

Các loài chim phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống thị giác hiệu quả cao và chú vẹt của bạn có thể nhìn thấy các dải màu UV, xanh lam, xanh lục và đỏ. Trên thực tế, màu 'violet' trong bức ảnh này không màu và không thể nhìn thấy đối với con người.


Tầm nhìn của người.


Tầm nhìn của tắc kè hoa.

Đôi mắt tắc kè hoa có thể hoạt động độc lập và cũng có thể đảo tròn để quan sát những kẻ săn mồi trên tổng tầm nhìn là 342 độ.

Cập nhật: 26/01/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video