Đây là lý do mà bạn có thể sẽ không bao giờ được ăn chuối tiêu nữa

Chuối tiêu - loại chuối thơm ngon và cực kỳ phổ biến trên toàn thế giới có thể sẽ tuyệt chủng trong tương lai.

Chuối tiêu - còn gọi là chuối Cavendish - là một giống chuối rất phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, loại quả hết sức quen thuộc này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương lai vì một loại nấm mang tên fusarium oxysporum f.sp.cubense. Nghe khó tin quá đúng không, khi chỉ một loại nấm lại có thể gây tuyệt chủng một giống cây đã quá phổ biến?

Nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra, và theo như các khoa học gia thì có tới 5 lý do cho chuyện này.

1. Đã từng có nhiều giống chuối bị tuyệt chủng

Trước đây, giống chuối Gros Michel có hương vị cực ngon từng thống trị nửa đầu thế kỉ 20 ở các nước phương Tây. Nhưng đến năm 1876, một căn bệnh kỳ lạ đã xuất hiện tại Úc, khiến các cây chuối bị khô héo rất nhanh và không thể ra quả.


Bệnh panama khiến cây chuối bị khô héo và tàn lụi.

Căn bệnh được đặt tên là Panama, do đã phá hoại những đồn điền chuối Gros Michel ở quốc gia cùng tên. Panama sau đó nhanh chóng lây lan và trở thành "đại dịch chuối" vào những năm 1900, và được mô tả là "một trong số các thảm hoạ nghiêm trọng nhất lịch sử nông nghiệp", khiến giống chuối này hầu như tuyệt chủng hoàn toàn.

Nói là hầu như là vì hiện vẫn còn một số nơi trồng chuối Gros Michel, nhưng với sản lượng rất nhỏ giọt và giá bán thì tương đối cao. Trên trang bán hàng điện tử Amazon, cây giống Gros Michel được rao với giá khoảng 30 USD (hơn 600.000 VND - Giá năm 2016).


Chuối Gros Michel.

Như vậy có thể thấy rằng một kịch bản tương tự với chuối Cavendish đang diễn ra và có thể để lại hậu quả tương tự trong tương lai.

2. Thảm họa diệt chủng đã và đang diễn ra

Lý do khiến chuối Cavendish trở nên phổ biến như ngày nay là do chúng từng cho thấy khả năng chống chọi với bệnh Panama đời đầu, trong khi Gros Michel chết "như ngả rạ".

Nhưng nay, loại nấm mang tên fusarium oxysporum f.sp.cubense - còn có tên gọi khác là "Panama thế hệ thứ 4" đã xuất hiện.

Loại nấm này đã bẻ gãy khả năng phòng thủ của chuối tiêu và gây ảnh hưởng nặng nề đến nghề trồng chuối của nhiều khu vực trên khắp thế giới.


Quả chuối bị nhiễm Panama cũng không thể ăn được.

Theo một nghiên cứu gần đây, loài nấm này đã và đang lan tràn như vũ bão, tàn phá những vườn chuối ở châu Á, vùng Trung Đông, châu Phi và Úc. Dù đã dùng mọi cách, con người vẫn không kiểm soát được chúng.


Nấm fusarium oxysporum f.sp.cubense đang lan rộng như vũ bão.

Nguyên nhân là vì chuối sinh sản vô tính nhờ thân ngầm, nên các cây có đặc điểm di truyền quá giống nhau.

Chỉ cần một cây nhiễm bệnh sẽ khiến tất cả những cây khác nhiễm bệnh theo. Vùng đất trồng theo đó cũng mất khả năng canh tác trong thời gian lên tới 30 năm.

3. Nấm lây truyền cao, dễ phân tán

Dựa vào sự vô tính của những cây chuối, loài nấm này có thể dễ dàng lây lan từ cây này sang cây khác trong cùng một diện tích trồng.

Sự lây lan này diễn ra âm thầm và chậm rãi đến mức người trồng chuối không hề nhận thấy. Và đến lúc họ nhận ra vườn chuối "ốm" thì sự đã rồi: một diện tích kha khá chuối đã bị ảnh hưởng và khó có thể kiểm soát chúng.


Đi bộ thôi cũng có thể làm lan truyền nấm Panama.

Thêm nữa, nấm có thể được phát tán xuyên lục địa bởi... con người. Chính con người là nhân tố mang nấm đi muôn nơi bằng bùn đất bám dưới đế giày của mình.

Cách duy nhất để ngăn nấm bùng phát tại một vùng là kiểm duyệt. Nhưng có khả thi để kiểm duyệt cả... đế giày của du khách thập phương? Quá khó!

4. Thuốc diệt nấm ư - đừng có mơ!

Một số phương pháp nhằm chống lại bệnh Panama, đương nhiên đã được các nhà khoa học tính tới. Chẳng hạn như chế tạo thuốc diệt nấm hoặc lai tạo lại giống.


Hiện tại, các nhà khoa học đang bó tay với loại nấm này.

Tuy nhiên, hiện các nhà nghiên cứu cũng phải "bó tay" bởi nấm có "lô cốt" quá vững chãi, không thuốc nào lọt qua được.


Khó có loại thuốc nào có thể phát huy hiệu quả diệt nấm, ngay cả khi thuốc được tiêm vào thân cây.

Chúng gây hại ở rễ rồi sau đó tiến vào cố thủ ở các cơ quan sâu hơn như hệ thống mạch rây và mạch gỗ. Tại đó, khó có loại thuốc nào có thể phát huy hiệu quả diệt nấm, ngay cả khi thuốc được tiêm vào thân cây.

5. Chuối tiêu tuyệt chủng cũng chả làm sao cả... vì ta sẽ có chuối khác

Như chúng ta đã biết, khi giống chuối Gros Michel đối mặt với bệnh dịch và đi đến tuyệt chủng, giải pháp duy nhất là sử dụng chuối Cavendish để thay thế.

Do đó sẽ không hề ngạc nhiên nếu hiểm họa tuyệt chủng chạm tới chuối Cavendish, chúng ta sẽ phải làm quen với một giống chuối khác nên có thể nói chuối tiêu có tiêu thật thì cũng chả sao cả.

Tuy nhiên, những loại chuối khác lại có thể không cho năng suất cao như chuối Cavendish - dễ khiến cho giá thành sản xuất tăng lên.

Cập nhật: 05/03/2024 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video