Đêm nay, thế giới chiêm ngưỡng Mặt trăng "nuốt" một hành tinh

Sự kiện đặc biệt mang tên sự huyền bí Mặt trăng tác động lên sao Thiên Vương sẽ kéo dài trong suốt 3 giờ rưỡi kể từ 20 giờ 41 phút ngày 14-9 theo giờ GMT.

Do mang múi giờ GMT+7, người Việt Nam sẽ chứng kiến sự kiện lúc 3 giờ 41 phút sáng ngày 15-9do vị trí địa lý nên sẽ không có góc nhìn đẹp nhất. Sự kiện sẽ kết thúc vào lúc 0 giờ 11 phút ngày 15-9 theo giờ GMT (7 giờ 11 phút sáng 15-9 theo giờ Việt Nam).

Theo Live Science, "Sự huyền bí Mặt trăng" lần này chỉ khoảnh khắc hiếm gặp trong đó Trái đất, Mặt trăng, sao Thiên Vương thẳng hàng, khiến vệ tinh của Trái đất "nuốt gọn" gã khổng lồ khí đầy mê hoặc này.


Sao Thiên Vương - (Ảnh: NASA/THE UNIVERSE SPACE TECH)

Để có thể chứng kiến sự "nuốt gọn", bạn sẽ cần một chiếc ống nhóm hay kính thiên văn vì sao Thiên Vương quá xa, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Góc nhìn từ châu Âu, Bắc Phi, Tây Á sẽ đem đến một sự kiện hoàn hảo nhất.

Tuy nhiên với độ lớn và sáng hiện tại của Mặt trăng, một vùng rộng lớn hơn cũng có thể chứng kiến sao Thiên Vương bị lấp bởi vùng sáng Mặt trăng.

Và cũng đừng lo lắng nếu bạn không có dụng cụ quan sát hoặc vị trí không thuận lợi. Mọi người trên thế giới đều có thể quan sát khoảnh khắc ảo diệu này nhờ Dự án Kính viễn vọng ảo bằng cách bấm vào đây. Sóng trực tiếp sẽ được nối sau 4 phút bắt đầu sự kiện.

"Sự huyền bí" trong thiên văn được dùng để ám chỉ về sự kiện mà một vật thể bao phủ bóng tối của nó lên một vật thể khác. Nhật thực cũng là một ví dụ của "sự huyền bí Mặt trăng".

Cập nhật: 14/09/2022 NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video