"Đếm số" - Một trong những kỹ năng sinh tồn quan trọng của động vật hoang dã

Khả năng đếm số từng được coi là một khả năng chỉ có ở con người, ... Thế nhưng, nghiên cứu được công bố trong luận văn Trends in Ecology and Evolution thì chứng mình rằng, những khả năng cơ bản về con số biểu thị trong thế giới động vật thì rất phổ biến, và đây còn có thể là một ưu điểm giúp chúng sinh tồn tốt hơn trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt.

Ngoài việc giúp tránh những kẻ săn mồi, khả năng "đếm số" này còn là công cụ giúp các loài động vật đối phó với một loạt vấn đề nan giải khác, chẳng hạn như tìm bạn đời, kiếm ăn và xác định phương hướng.

Thông qua nguồn dữ liệu từ các quá trình theo dõi và phân tích, giới khoa học đã tổng hợp toàn bộ các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này và đưa ra kết luận rằng, từ những loài động vật như ong, chim cho đến sói, có rất nhiều động vật sở hữu khả năng xử lý và thể hiện những thứ tương tự như các con số - và những biểu hiện ấy được mô tả như một kỹ năng "đếm số". Hơn nữa, nghiên cứu mới này cũng đề cập đến việc "thế mạnh về toán học" này cũng giúp cho các loài động vật sinh tồn tốt hơn trong môi trường hoang dã vô cùng khắc nghiệt kia.

Những lợi ích từ việc “đếm số” ở giới động vật

Andreas Nieder - một chuyên gia trong lĩnh vực khoa học thần kinh thuộc ĐH Tuebingen, Đức, đã tiến hành nghiên cứu gần 150 báo cáo liên quan đến những cách mà các loài động vật nhận thức về con số. Andreas kết luận rằng, khả năng nhận biết con số tồn tại ở hầu hết các loài động vật trên Trái đất; đặc biệt là khả năng sử dụng hệ thống số đếm để tìm thức ăn.

Các kết quả trong môi trường nghiên cứu tại phòng thí nghiệm cho thấy, loài cóc tía phương Đông sử dụng phương thức được gọi là "hệ thống số gần đúng" để lựa chọn giữa vô số các loại thức ăn khác nhau. Đối với các loài cóc/ếch/nhái, việc lựa chọn phần ăn có 3 hay 4 con mồi đều là như nhau, nhưng khi số lượng con mồi lại chênh lệch kiểu 3:6 hay 4:8, chúng sẽ luôn chọn phần có số lượng lớn hơn.

Khả năng nhận biết con số cũng đã được chứng minh tồn tại ở loài ong mật, khi mà chúng sử dụng khả năng này để ghi nhớ số lượng những chướng vật trên hành trình từ tổ ong đến nơi chúng kiếm mật, từ đó giúp chúng có thể nhớ đường trở về tổ. Tương tự, loài kiến sa mạc - với tên khoa học là Cataglyphis fortis, cũng sử dụng cách đếm bước chân để xác định quãng đường từ tổ của chúng đến nơi kiếm ăn.

Đối với các loài động vật khác, ví dụ như ở loài sói xám, chúng cần phải biết rõ về số lượng cá thể trong đàn để có thể tiến hành kế hoạch săn mồi phù hợp. Một đàn sói gồm khoảng 6-8 con thì thích hợp cho việc săn nai sừng xám hoặc nai sừng tấm; và nếu muốn săn một con bò rừng Bison, số lượng sói trong đàn cần có là khoảng 13 con.

Ở những loài vật thường bị coi là con mồi, chúng sử dụng khả năng nhận biết số lượng để có thể gia tăng khả năng thoát khỏi nanh vuốt của kẻ đi săn. Nai sừng tấm thường hay phân tán thành các đàn nhỏ hoặc tụ tập thành một đàn lớn để tránh gặp phải sói; và trong ngành sinh vật học, họ mô tả hành vi này là chiến thuật “an toàn về số lượng”.

Đánh trả hay bỏ chạy

Thực chất, các loài động vật còn có khả năng sử dụng chiến thuật "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" để đánh giá sức mạnh và số lượng của đối thủ trước khi đưa ra quyết định nên hay không nên tham gia vào một cuộc chiến tranh giành lãnh thổ hoặc giành bạn tình nữa.

Một ví dụ điển hình chính là về loài sư tử cái châu Phi. Chúng nổi tiếng với khả năng có thể nhận biết "tín hiệu" được đưa ra thông qua tiếng gầm từ các con sư tử cái ở gần đó trước khi đưa ra quyết định nên hay không nên tham gia chiến đấu. Một thí nghiệm điển hình được thực hiện để kiểm chứng khả năng này đã được thực hiện tại Công viên Quốc gia Serengeti ở Tanzania, khi mà một con cái trong đàn đã được cho nghe một đoạn ghi âm tiếng gầm của một con sư tử cái khác, từ đó đã thúc đẩy hành động "tham chiến" của cả đàn sư tử.

Thế nhưng, nếu con cái này nhận biết được tiếng gầm được tạo ra từ 3 con sư tử cái hoặc nhiều hơn, nó sẽ bắt đầu do dự. Khi đó, quyết định tấn công hay không sẽ được đưa ra dựa vào việc dự đoán số lượng con trưởng thành có thể bảo vệ cả đàn so với số lượng cá thể tiến hành tham chiến của đàn đối thủ.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu cho biết, bầy sư tử thực hiện việc đếm số lượng cá thể trong đàn đều đặn mỗi ngày để lúc nào cũng luôn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, thế nên khả năng nhận biết số lượng cá thể này chắc chắn có lợi cho việc sinh tồn

Karl Berg - một nhà khoa học chuyên nghiên cứu hành vi của loài chim thuộc Đại học Texas Rio Grande Valley tại Brownsville cũng đồng ý rằng, có rất nhiều loài động vật sở hữu cách thức "đo lường hoặc ước tính số lượng" ở mức độ khá phong phú và phức tạp.

Thông qua việc theo dõi và nghiên cứu hành vi của loài vẹt mào xanh ở Venezuela. Trong khi các con vẹt cái sẽ rời khỏi tổ sau khi đã trưởng thành, vẹt đực thì lại quyết định ở lại tổ. Cứ vài năm, việc "di cư" này lại được chuyển đổi qua lại giữa nhóm vẹt đực và nhóm vẹt cái. Berg cho biết, quyết định ở hay đi của loài vẹt màu xanh này phụ thuộc vào lượng thức ăn và tỷ lệ phân bổ giới tính trong đàn. Đến nay, anh vẫn chưa thể biết rõ bằng cách nào mà loài vẹt này có được những tập tính như trên.

Berg nói rằng, yếu tố quan trọng trong các cuộc nghiên cứu này chính là tìm ra sự liên kết giữa khả năng nhận biết con số với khả năng sinh trưởng/sinh tồn của các loài động vật, cũng chính là yếu tố quyết định cho việc sinh tồn của loài.

Cập nhật: 05/02/2021 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video