Đèn đường thông minh tiết kiệm 80% năng lượng

 

Trường Đại học kỹ thuật Delft (Delft University of Technology, TU Delft) Hà Lan đang thử nghiệm một hệ thống thắp sáng đường phố thông minh trong khuôn viên trường, sử dụng ít hơn 80% lượng điện mà hệ thống hiện tại đang tiêu thụ và cũng rẻ hơn cho dịch vụ bảo trì.

Hệ thống này gồm các đèn đường với ánh sáng LED, các cảm biến chuyển động và hệ giao tiếp không dây. Kỹ thuật này cho phép làm mờ các đèn đường khi không có xe cộ và người qua lại. Các giao nối không dây giữa các đèn đường và một phòng điều khiển là hoàn toàn khả thi. Hệ thống đèn được phát triển bởi một cựu sinh viên của trường, Chintan Shah, người đã dành đạt giải nhất một cuộc thi Quản lý Kỹ thuật năm 2010 với nghiên cứu này để cải thiện sự hiệu quả năng lượng ở khuôn viên trường đại học.

Tiết kiệm 80% điện năng

Nước Hà Lan phải chi trả 300 triệu euro mỗi năm cho việc tiêu thụ điện năng thắp sáng đường phố. Mạng lưới đèn đường cũng thải ra 1,6 triệu tấn CO­ mỗi năm. Đèn đường phải luôn ở mức phát sáng cực đại, cho dù không có người ở khu vực đó. So sánh với hệ thống đèn đường hiện tại, hệ thống thông minh của Chintan Shah có thể làm giảm lượng tiêu thụ điện và khí CO2 lên đến 80%, cũng tốn rất ít chi phí để bảo trì và có thể giúp giải quyết các vấn đề ô nhiễm ánh sáng.


Hệ thống chiếu sáng đường thông minh trong khuôn viên trường Delft

Vòng chiếu sáng an toàn

Hệ thống của Shah với cấu tạo thiết bị điện có thể chiếu ánh sáng mờ. Hệ thống này bao gồm đèn đường ánh sáng LED, các cảm biến chuyển động và thiết bị giao tiếp không dây. Nhìn thoáng qua, nó nhìn giống loại đèn sử dụng rộng rãi trong các khu vườn gia đình nhưng có gắn một cảm biến chuyển động. Ở hệ thống này, các đèn xung quanh sẽ sáng nếu có bất kỳ vật hay người đến gần. Và ánh sáng không tắt hoàn toàn; chúng sẽ giữ độ sáng khoảng 20% so với năng lượng chiếu sáng tiêu chuẩn. Khi có người đi vào “vòng tròn an toàn” (safe circle) của đèn thì nó sẽ phát sáng mạnh lên. Một tiện ích nữa là các đèn sẽ tự động thông báo lỗi đến phòng điều khiển. Điều này giúp làm chi phí bảo dưỡng rẻ hơn và hiệu quả hơn hiện nay.

Giới thiệu ra thị trường

Mục đích của chương trình thử nghiệm này là kiểm tra toàn diện và hoàn thiện hệ thống, để tránh, ví dụ sự rung lắc va quệt của cành cây hoặc động vật đi qua khỏi bật đèn sang chế độ sáng mạnh. Shah đang bàn bạc với công ty Tvilight để giới thiệu hệ thống này ra thị trường, và nó có thể đem lại lợi nhuận cho anh từ 3 đến 5 năm. Shah nói: “Kỹ thuật này có nhiều điểm khác với các thiết bị hiện có của công ty khác, và kỹ thuật đã được cấp bằng sáng chế.” TU Delft cũng đang mong ngóng muốn biết kết quả của cuộc thử nghiệm. Giáo sư về năng lượng gió, Gijs van Kuik, một người rất tích cực trong các hoạt động nhằm làm cho môi trường khuôn viên trường trở nên bền vững hơn cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì phát kiến này. Đây là một phát minh đầy hứa hẹn để tiết kiệm cho việc thắp sáng đường phố.”

Phát minh của Chintan Shah đã đạt giải thưởng trong cuộc thi Campus Energy Challenge, một cuộc thi dành cho sinh viên với ý tưởng cải thiện hiệu quả sử dụng điện ở trường đại học. Cuộc thi được khởi xướng bởi tổ chức Delft Energy Intiative. Đây là nguồn động lực cho nghiên cứu năng lượng và giáo dục ở Đại học Delft. Nó cũng giúp thúc đẩy nhiều dự án về lĩnh vực năng lượng.

Trần Mạnh Hào (Theo Sciencedaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video