Dép massage giúp giảm stress, kích thích trí nhớ do sinh viên sáng tạo

Đây là 1 trong 3 ý tưởng vượt qua gần 30 dự án để giành giải thưởng chung cuộc tại vòng chung kết cuộc thi Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng, thu hút hơn 150 sinh viên tham dự.

Chia sẻ về dép massage, Đoàn Thị Thanh Thảo, sinh viên năm 4 Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, cho biết qua khảo sát, nhóm nhận thấy hiện nay không ít người làm nghề phải đứng nhiều như thầy cô giáo, tiếp tân, nhân viên bán hàng... thường gặp các vấn đề về đau nhức chân, nhất là nữ giới thường đi giày cao gót.


Bộ thiết bị massage được đặt trong đôi dép giúp người dùng có thể thư giãn đôi chân - (Ảnh: TRỌNG NHÂN).

Trong khi đó bàn chân có nhiều huyệt đạo quan trọng tác động đến não bộ, nếu được chăm sóc đúng cách có thể giúp giảm stress, kích thích trí nhớ, giúp ngủ ngon…

Từ đó, nhóm 5 sinh viên từ nhiều ngành khác nhau như cơ khí, điện tử, hóa thực phẩm… của Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng bắt tay vào thiết kế giải pháp.

Ban đầu nhóm lên ý tưởng làm hệ thống massage đặt bên trong những chiếc vớ, tuy nhiên có hạn chế là thiết bị điện tử nhanh hư nếu người dùng ra mồ hôi chân nhiều. Nhóm chuyển sang làm dép kẹp, bên trong chứa bộ thiết bị đặc biệt có thể tạo ra độ rung đủ lớn để tác động vào các huyệt đạo dưới lòng bàn chân cho người dùng cảm giác thư giãn.

Chế độ rung cũng có thể được điều chỉnh phù hợp với trạng thái của mỗi người. "Dùng 15-20 phút mỗi ngày có thể giúp thư giãn cho chân và cơ thể. Nhóm mình cũng đưa ra khuyến cáo không nên quá lạm dụng thiết bị bởi có thể gây tác dụng ngược đến các huyệt" - Thảo nói.

Thảo cho biết trong tương lai nhóm sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm theo hướng tạo ra các đôi dép với nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với nhiều người với các vị trí huyệt đạo khác nhau.

"Nhóm sẽ nghiên cứu dùng các loại vật liệu để giảm giá thành xuống dưới 500.000 đồng cho nhiều người có thể tiếp cận sản phẩm. Hiện tại, những loại massage chân trên thị trường khá đắt" - Thảo nói.


Bộ dép massage của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng - (Ảnh: TRỌNG NHÂN).

Cũng tại cuộc thi, nhiều ý tưởng khác của sinh viên cũng được đánh giá cao như robot hỗ trợ người bệnh ăn uống (FeedBot), mô hình chống ngập cho Đồng bằng sông Cửu Long, ổ khóa thông minh, thiết kế áo mưa - dù "2 trong 1", máy phun thuốc trừ sâu dạng xe đẩy…

Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng (EPICS) lần đầu được giới thiệu trên thế giới vào năm 1995, là mô hình giáo dục trong đó học sinh, sinh viên sẽ làm việc với một tổ chức cộng đồng nhằm thiết kế, xây dựng và triển khai các hệ thống để giải quyết các vấn đề dựa vào các giải pháp kỹ thuật.

Trong mô hình EPICS, học sinh, sinh viên được hướng dẫn từ khâu ý tưởng, giải pháp đến thiết kế, trong nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, năng lượng và phát triển bền vững… Hiện tại, giáo dục theo mô hình EPICS được nhiều trường trên thế giới áp dụng và đánh giá cao.

Năm 2019 - 2020, cuộc thi EPICS do Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ, được triển khai bởi ĐH Bang Arizona (Mỹ) cho nhiều trường đại học trên khắp Việt Nam như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Cần Thơ…

Cập nhật: 11/01/2020 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video