Di dời nhiên liệu hạt nhân Fukushima

Trong giai đoạn đầu, nhóm chuyên gia dùng thiết bị điều khiển từ xa để đặt các thanh nhiên liệu vào thùng và vận chuyển đến bể chứa khác.

Tokyo Electric Power Company (Tepco), công ty chịu trách nhiệm vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, bắt đầu di dời các thanh nhiên liệu hạt nhân khỏi bể chứa gần lò phản ứng số ba, BBC hôm 15/4 đưa tin.


Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 10/3/2018, 7 năm sau thảm họa. (Ảnh: AFP).

Quá trình này dự kiến kéo dài hai năm. Giai đoạn tiếp theo sẽ là di dời nhiên liệu hạt nhân bị nóng chảy nằm sâu bên trong. Trước đó, việc di dời nhiên liệu bị hoãn do các mảnh vỡ trong tòa nhà sau động đất và một số vấn đề kỹ thuật khác.

Thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 gây ra những vụ nổ hydro, phá hủy các phòng chứa lò phản ứng của nhà máy Fukushima Daiichi. Lò phản ứng số một, hai và ba bị nóng chảy.

Trong đợt dọn dẹp này, hơn 500 thanh nhiên liệu trong bể chứa sẽ được đặt vào thùng, nâng lên và vận chuyển bằng xe tải đến một bể nước khác. Khí phóng xạ có thể thoát ra nếu thanh nhiên liệu vỡ hoặc tiếp xúc với không khí.

"Chúng tôi phải xử lý cẩn thận và tiến hành đo đạc vì bụi sẽ bốc lên và làm tăng các chỉ số phóng xạ", Yuka Matsubara, phát ngôn viên Tepco, cho biết.

Việc di dời nhiên liệu hạt nhân nóng chảy trong phòng chứa lò phản ứng số ba dự kiến bắt đầu vào năm 2021. Đây được coi là phần khó nhất của dự án. Tepco cũng lên kế hoạch di dời nhiên liệu từ phòng chứa lò phản ứng số một và hai năm 2023.


Nhiên liệu trong bể chứa gần lò phản ứng số bốn được di dời năm 2014. (Ảnh: AFP).

Năm 2014, nhóm kỹ sư đã di dời các thanh nhiên liệu gần lò phản ứng số bốn. Lò phản ứng này không hoạt động khi thảm họa ập đến. Dù xảy ra hư hại, nó vẫn không bị nóng chảy.

Vài tuần trước, nhà chức trách đã cho phép người dân ở một số khu vực thuộc Okuma, phía tây nhà máy Fukushima Daiichi, quay về sau 8 năm sơ tán. Khoảng 50 người được phép trở lại do lượng phóng xạ đã ở mức an toàn. Tuy nhiên, phóng xạ vẫn là mối bận tâm lớn và phần lớn cư dân gốc của thị trấn vẫn chưa thể quay về.

Thảm họa xảy ra với nhà máy năm 2011 đã khiến hơn 470.000 người phải sơ tán. Không có ai thiệt mạng do hậu quả trực tiếp từ việc lò phản ứng hạt nhân nóng chảy, nhưng sự việc ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của nhiều người dân Nhật.

Cập nhật: 16/04/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video