Di tích 1.000 mộ cổ độc đáo ở Colombia

Công nhân xây dựng đang dọn dẹp vùng đất của một dự án dân cư ở Colombia đã phát hiện một nghĩa địa cổ chứa gần 1.000 nấm mộ liên quan đến hai nền văn minh còn ít được biết đến.

Khu vực này chiếm khoảng 5 héc-ta ở quận Usme bần cùng phía đông nam Bogotá và bao gồm một nhóm di tích mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể là nạn nhân của tục tế người. Theo Ana Maria Groot, một trong những nhà nhân chủng học chính thuộc ĐHQG Colombia làm việc tại khu vực trên, thì nạn nhân - một phụ nữ trẻ - dường như đã bị chôn sống.

“Miệng cô ấy há to như thể đang hoảng sợ và tay cô xếp lại như thể cô ấy đang cố giằng giữ một vật gì đó.”

Một ngôi mộ nữa chứa tàn tích của một người đàn ông có xương chày cong, bằng chứng khả dĩ cho thấy ông ta là một pháp sư. Các nhà quan sát Tây Ban Nha vào những năm 1500 viết về những vị pháp sư bản xứ dành những khoảng thời gian rất dài ở hang động mà không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Theo Virgilio Becerra, cộng sự của Groot, thiếu ánh sáng mặt trời sẽ gây ra thiếu vitamin D, làm cong các xương.

Một bộ hài cốt lộ ra từ đất của một ngôi mộ cổ, một trong hàng ngàn ngôi mộ được phát hiện gần đây trong một vùng đất thuộc Bogotá, Colombia. (Ảnh: Fernando Vergara/AP)

Hai nền văn hóa bí ẩn

Bên cạnh những phát hiện bất thường trên, khu vực này còn độc đáo ở niên đại và thời gian cư ngụ. Những ngôi mộ có niên đại trải rộng từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 16 sau Công nguyên, dựa vào phân tích đồ gốm phát hiện cùng với tàn tích người.

Khoảng thời gian 500 năm đầu quyền sử dụng của vùng này thuộc về thời đại gọi là Herrera, khi những nhóm nhỏ vô danh phát triển trong khu vực cao nguyên Andean trong suốt giai đoạn phát triển nông nghiệp.

“Nền nông nghiệp trở nên chuyên sâu, hệ thống hóa hơn vào khoảng thời gian này. Chúng tôi rất hy vọng sẽ tìm ra loại thực vật họ canh tác.”

Khoảng năm 500 đến 1500 sau Công nguyên, khu vực này dường như bị người Muisca chiếm giữ, một nền văn hóa khác thuộc hàng quan trọng nhất của Colombia nhưng lại ít được biết đến nhất. Với nhiều di vật từ cả hai thời kỳ này, khu vực Usme là nguồn thông tin quý giá tiềm tàng.

“Một khu vực định cư như Usme đem đến cơ hội nghiên cứu sự phát triển quá trình định cư qua nhiều giai đoạn khác nhau với sự cư ngụ kéo dài.”

"Quá trình phân tích đang tiến triển có thể sẽ tiết lộ thêm về tuổi đời, chế độ ăn, bệnh tật và các lĩnh vực đời sống hàng ngày khác và cơ cấu xã hội ở khu vực định cư”, Groot nói thêm. 

Khu vực đền thờ và những phát hiện khác

Các nhà nhân chủng học cũng phát hiện tàn tích một khu định cư gần với khu vực chôn cất, bao gồm bằng chứng của một ngôi đền. Các lỗ cọc cho thấy đền có cấu trúc hình tròn khá lớn.

Đồ gốm phát hiện cùng với di tích xương phần lớn bao gồm các mảnh bình nước đơn giản để trang trí, nồi nấu ăn và cốc tách. Các bình nước trang trí kết hợp giữa cấu trúc hình học với hình ảnh của động vật như ếch, chim và rắn.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những hòn đá dùng để cắt rau củ và để nghiền hạt, mặc dù chưa có bằng chứng về khẩu phần của những người định cư.

Chính quyền địa phương đang xem xét biến nơi này thành viện bảo tàng.

Quá trình khai quật bắt đầu vào tháng 1 và sẽ tiếp tục trong khi các nhà nhân chủng học chờ kết quả từ mẫu cacbon phóng xạ của xương người và những vật thể khác để xác định niên đại của chúng.

Các nhà nhân chủng học cũng phát hiện tàn tích một khu định cư gần với khu vực chôn cất, bao gồm bằng chứng của một ngôi đền. (Ảnh: Fernando Vergara/AP)

Phát hiện “vô giá”

Guillermo Cock là nhà khảo cổ học và chuyên gia về Andean. Ông thận trọng cho biết bằng chứng rõ rệt về tục tế người thu được ở Usme có thể có những nguyên do khác.

Trong trường hợp người phụ nữ trẻ trông có vẻ như bị chôn sống, bàn tay bị xếp vào của cô có thể được lý giải do chứng thấp khớp giai đoạn đầu. Tương tự, hàm mở của cô có thể là kết quả của việc di dời thi thể trước hoặc sau khi chôn cất.

Tuy vậy, khu vực Usme có thể chứng minh sự “vô giá” đối với khoa học. Cock đã giúp khai quật những khu vực chôn cất với hàng ngàn ngôi mộ ở Peru.

Cock cho biết “Bảo tồn những ngôi mộ và bằng chứng khảo cổ khác ở Colombia và Venezuela có xu hướng khá nghèo nàn vì độ ẩm của đất, điều này nhanh chóng phá hủy những tàn tích hữu cơ. Nếu thời kỳ của mỗi ngôi mộ được xác định, thậm chí nếu chúng nằm trong trạng thái hư hỏng nặng, nó sẽ cung cấp lượng thông tin vô giá về cư dân Muisca.”

Tuệ Minh (Theo National Geographic)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video