Đi tìm những phương thuốc thần kỳ từ biển cả

Các nhà khoa học Viện nghiên cứu đại dương Scripps (Mỹ) hy vọng biển cả có thể cung cấp những phương thuốc thần kì mang tính đột phá trong việc điều trị các căn bệnh hiểm nghèo cho con người.

Tiến sĩ William Fenical, Giám đốc Trung tâm sinh học biển thuộc viện trên cho biết trong một muỗng nước biển có thể chứa nhiều vi sinh vật hơn cả số cây trong một khu rừng nhiệt đới. Đây có thể là nguồn thuốc quý mà cho đến nay nhân loại chưa chú ý đúng mức, mặc dù từ loài ốc độc người ta đã chiết ra chất giảm đau, hay từ loài cua móng ngựa, người ta đã chiết xuất ra insulin điều trị bệnh tiểu đường.

Tiến sĩ William Fenical
(Ảnh: Scrippsnews)

Theo tiến sĩ William Fenical có đến một nửa các loại thuốc được điều chế hiện nay trên thế giới có nguồn gốc từ các hợp chất trong tự nhiên. Điển hình là thuốc penexilin được tìm thấy trong mốc, đã đánh dấu một cuộc cách mạng trong việc phát triển các loại kháng sinh góp phần cứu sống hàng trăm triệu người kể từ giữa những năm 1940. Các nhà khoa học cho đến nay mới chỉ giới hạn chủ yếu trong việc nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của các sinh vật sống trên đất liền, trong khi 3/4 diện tích Trái Đất là biển cả. Với việc diện tích rừng ngày càng thu hẹp, cơ hội tìm ra thuốc mới từ các sinh vật trên mặt đất càng giảm đi.

Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, các nhà khoa học Viện Scripps đã hướng ra biển cả để tìm kiếm những hợp chất hóa học mới có khả năng chữa bệnh. Con số khổng lồ các sinh vật có nguồn gien khác nhau trong các đại dương tạo ra tiềm năng vô tận cho việc khám phá những loại thuốc mới. Có khoảng 10 triệu sinh vật đơn nhất - từ các loài vật đến thực vật và vi khuẩn sống trong nước biển - và trong một mét khối nước biển, có tới 1.000 loại thực vật và sinh vật.

Trong 20 năm qua, có khoảng 12.000 hợp chất mới chiết xuất từ các sinh vật biển, được dùng làm thuốc hay mỹ phẩm. Những hoạt chất sinh học tìm thấy từ môi trường biển có đặc trưng đa dạng và độc đáo. Trong nhiều năm gần đây, các nhà khoa học viện Scripps đã thu thập các mẫu bùn dưới đáy biển để tìm kiếm các hợp chất hoá học phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học dược liệu tại các phòng thí nghiệm. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được 2 hợp chất có khả năng chống ung thư hiện đang được sử dụng trong thí nghiệm lâm sàng. Riêng trong năm 2006, khoảng 30 hợp chất hoá học tương tự được chiết xuất từ sinh vật biển cũng đã được ứng dụng trong điều trị thử nghiệm.

Theo TTXVN, Người lao động
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video