Dial-up chờ chết...

Ở các thành phố, đô thị lớn hiện nay, sự lựa chọn hình thức truy cập Internet của người tiêu dùng đang nghiêng hẳn về ADSL - dịch vụ Internet băng thông rộng.

Truy cập Internet bằng đường truyền dial-up đã mất dần chỗ đứng khi các nhà cung cấp dịch vụ ADSL liên tục giảm giá kèm theo những chương trình khuyến mãi khác nhau như tặng modem, miễn phí lắp đặt, giảm phí thuê bao tháng cho dịch vụ này...

Nhường đất cho ADSL

Hiện tại, các ISP đều thừa nhận rằng, dịch vụ dial-up không còn là miếng "bít-tết" ngon lành nữa, ít nhất là từ đầu năm 2005 trở lại đây khi nhu cầu ADSL của khách hàng ngày càng gia tăng và năng lực đáp ứng nhu cầu này từ các ISP cũng có những chuyển biến tích cực.

Bên cạnh đó, mục tiêu của các ISP là không chỉ cung cấp ADSL cho các đô thị, thành phố lớn. Chẳng hạn, dịch vụ MegaVNN của VDC không ngừng mở rộng các DSLAM đến các tỉnh thành, có khi xuống đến tận xã. Tại TP.HCM hiện nay, VDC cũng đang có kế hoạch phủ ADSL đến các quận huyện mới. FPT Telecom và Viettel cũng đang ra sức "phủ sóng" ADSL những khu dân cư mới tại các quận huyện ngoại thành. Ông Trương Đình Anh, giám đốc FPT Telecom không giấu được tham vọng với kế hoạch trong năm 2006: không chỉ bành trướng về uy tín của mình với người tiêu dùng mà đây còn là cách mau thu hồi vốn khi chấp nhận đầu tư hệ thống kỹ thuật cho dịch vụ ADSL.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, doanh thu dial-up của VDC hiện nay chỉ bằng 60 - 70% so với doanh thu từ ADSL. Tại FPT Telecom, theo lời một người có trách nhiệm của đơn vị này thì doanh thu từ dial-up hiện không đáng kể. Còn ở Viettel thì vài tháng gần đây chỉ có khách hàng quan tâm tới ADSL, hầu như vắng bóng người đăng ký sử dụng Dial-up.

Giãy giụa!

Nhưng dù có muốn, thì các ISP cũng không thể bỏ hẳn dial-up ngay được. Họ phải chờ khách hàng bỏ trước. FPT Telecom tuyên bố là không phát triển thêm thuê bao sử dụng dịch vụ dial-up kể từ đầu năm 2006, còn lại các nhà ISP khác cho biết sẽ cố gắng duy trì dịch vụ này cho đến khi có thể.

Riêng Netnam, vì được xem là ISP yếu nhất nên cũng còn nhiều động thái để vớt vát tình cảm khách hàng còn dùng dial-up như tung ra thị trường thẻ trả trước mệnh giá 150.000đ với thời gian sử dụng tuỳ thích có thời hạn trong vòng một tháng. Saigon Postel Telecom (SPT) cũng tung ra gói cước dial-up 24/24 trị giá 100.000đ hướng đến đối tượng khách hàng không có điều kiện sử dụng ADSL .

Có lẽ đây là những nỗ lực cuối cùng của các ISP yếu thế nhưng trong thâm tâm của các ISP này không còn mấy mặn mà với dịch vụ này. Theo ông Nguyễn Minh Cang (phòng kỹ thuật Netnam tại TP.HCM), Netnam hiện nay đang chuyển dần dịch vụ dial-up về các tỉnh, còn tại TP.HCM và Hà Nội sẽ tập trung các dịch vụ giá trị gia tăng như thiết kế trang web và các ứng dụng trên mạng Internet.

Trong khi đó, với thế mạnh về hạ tầng và tầm phủ sóng toàn quốc, thì VDC vẫn nhận đăng ký và sử dụng dịch vụ dial-up ở nơi chưa có ADSL.

Dự báo về thời điểm suy tàn của dial-up, theo nhận định của ông Cang:  "Có lẽ chỉ vài năm nữa".

Công bằng mà nói, với tốc độ download tối đa là 56Kbps (điều kiện lý thuyết) thì dial -up chỉ đáp ứng những ứng dụng gia tăng nho nhỏ như goị điện thoại PC to Phone hay PC to PC, gửi-nhận mail…, trong khi càng ngày người sử dụng càng cần đến những ứng dụng khác với dung lượng đường truyền cao hơn. Dial-up chết cũng không có gì là lạ!

Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video