Điểm danh các bước đột phá về y học trong năm 2017

Năm cũ sắp đi năm mới sắp đến, mời các bạn cùng điểm lại những sự kiện được nhắc đến nhiều nhất trong năm qua về mảng Y học.

Viêm gan C

Các nhà khoa học đã tìm ra được 1 tế bào đơn trong cơ thể người có khả năng nhận dạng viêm gan C, tế bào này có thể là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc phát triển vaccine hoặc phương thuốc chữa lành viêm gan C. Hồi tháng 8 vừa rồi, FDA đã thông qua 1 loại thuốc mới để điều trị viêm gan C có tên “Mavyret” (tên generic: glecaprevir và pibrentasvir) có liệu trình 8 tuần dành cho bệnh nhân bị hoặc không bị xơ gan hoặc các bệnh có liên quan đến gan. Việc giảm thời gian của 1 liệu trình điều trị thì ai cũng biết, chẳng ai muốn phải điều trị lâu cả.

Ung thư

Năm ngoái các nhà nghiên cứu tại Anh đã phát hiện ra nếu kết hợp 2 loại thuốc đang được dùng để điều trị ung thư là Herceptin (tên generic: trastuzumab) và Tyverb (tên generic: lapatinib) sẽ giúp giảm kích thước khối u rất nhanh. Đến năm nay FDA cũng đã cấp phép cho Nerlynx (tên generic: neratinib) dùng cho những bệnh nhân được chuẩn đoán sớm sau khi áp dụng phác đồ điều trị có thành phần thuốc Herceptin. Việc áp dụng thuốc mới cùng với các thuốc đã được sử dụng tốt đem lại cơ hội cho người bệnh ngăn chặn các khối u ác tính lan ra các cơ quan khác trong cơ thể và cũng có thêm hi vọng các khối u sẽ không còn quay trở lại nữa.

Ngoài ra còn có tin vui về việc chữa trị sử dụng liệu pháp CAR T-Cell trong điều trị bệnh máu trắng tại Mỹ bằng cách hướng hệ miễn dịch của cơ thể tấn công trực diện các tế bào ung thư và liệu pháp này cũng đã được FDA phê chuẩn để có thể sử dụng rộng rãi hơn.

Dù biết rằng còn 1 chặng đường dài nữa mới bước tới được việc chữa trị được hoàn toàn ung thư, nhưng có thêm tin vui mới luôn là 1 điều tốt để chúng ta có thêm hy vọng.

Bệnh mất ngủ

Trong thế giới hiện đại hầu như ở bất cứ quốc gia nào cũng gặp các vấn đề về giấc ngủ. Các hậu quả của thiếu ngủ có thể liệt kê qua qua là ăn quá độ, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và khả năng tập trung kém trong công việc. Chu kì giấc ngủ của chúng ta gắn liền với đồng hồ sinh học hay còn gọi là nhịp sinh học, năm vừa qua các nhà khoa học đã khám phá ra gene điều khiển nhịp sinh học hàng ngày, không chỉ vậy họ còn tìm được cơ chế hoạt động của gene này. Với nghiên cứu này 3 nhà khoa học Jeffrey Hall, Michael Rosbash và Michael Young đã nhận được giải Nobel Y học năm 2017. Mong rằng điều đó sẽ giúp đưa ra các cách xử lý các vấn đề liên quan đến giấc ngủ 1 cách tốt hơn.

Gene của bệnh tự kỷ

Những năm gần đây ở Việt Nam mới bắt đầu để ý đến vấn đề tự kỷ ở trẻ và đã có nhiều phương pháp tiếp cận để giúp chữa trị cho trẻ. Gần đây các nhà khoa học của trường đại học Nam California đã xác định ra các đột biến liên quan đến tự kỷ trong 1 gene duy nhất được biết đến dưới cái tên TRIO. Và như tác giả Bruce Herring và David Dornsife của bài báo được công bố trên tạp chí Nature Communications thì những phát hiện của họ rất có thể sẽ là chìa khoá để các nhà khoa học khác phát triển các cách hiệu quả hơn trong việc điều trị rối loạn tự kỷ.

Nội tạng hiến tặng

Để kiếm được nguồn nội tạng được hiến tặng đã khó, việc bảo quản tốt để di chuyển còn khó hơn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tại đại học Minnesota vừa khám phá ra 1 quá trình giúp tăng khả năng thành công lên mức cao hơn trong việc “hâm nóng” lại các van tim và mạch máu của động vật cỡ lớn sau khi được bảo quản ở nhiệt độ lạnh sâu. Đây sẽ là 1 bước tiến lớn trong việc cứu sống hàng triệu mạng người qua cách xây dựng và bảo quản một cách dễ dàng và đảm bảo hơn các nội tạng được hiến tặng trong các ngân hàng nội tạng.

Thêm nữa, đã có cả những nghiên cứu về ghép tạng từ heo sang người, và tỷ lệ rất khả quan, trong tương lại gần có khi chúng ta sẽ “mượn” nội tạng từ các động vật khác để ghép cho người nếu được phép.

Phẫu thuật ghép đầu

Có thể nói đây là 1 chiêu trò PR, hoặc là 1 bước siêu đột phá, hay là lừa đảo, có thể cả kiểu fan cuồng của bác sỹ Frankeinstein muốn “nối nghiệp”. Và dựa theo những gì bác sỹ Canavero và đội ngũ bác sỹ Trung Quốc công bố, họ đã tách rời tuỷ sống của 15 con chuột rồi sau đó đã thử nối lại 9 trong tổng số 15 tuỷ sống. Kết quả ban đầu cho thấy có 1 con chuột đã sống sau khi phẫu thuật được 30 ngày. Hiện tại bác sỹ Canavero vẫn rất kín tiếng về việc ông ta đã có đủ nguồn tài trợ để tiến hành phẫu thuật trên người hay chưa (dù đã có 1 người đàn ông Nga sẵn sàng hiến thân vì khoa học). Chúng ta hãy cứ thử chờ xem sao.

Cập nhật: 29/12/2017 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video