Điểm rơi chính xác của vệ tinh Đức

Sau nhiều ước đoán về việc vệ tinh Đức có thể rơi xuống Đông Nam Á hoặc sâu trong cao nguyên Trung Quốc, cuối cùng thì các nhà khoa học cũng đã định vị được vị trí tiếp đất của ROSAT.

>>> Vệ tinh Rosat "có thể rơi xuống Ấn Độ Dương"

Các thành phố đông dân cư của châu Á đều đã thoát khỏi cạnh va chạm với những mảnh vỡ cỡ lớn của ROSAT vào dịp cuối tuần qua. ROSAT xuyên vào bầu khí quyển Trái đất vào thời điểm 1h50 sáng Chủ nhật (giờ GMT) ngay phía trên Vịnh Bengal ở Nam Á. Tuy nhiên, hiện chưa rõ có bao nhiêu mảnh vỡ của ROSAT đã rơi xuống biển, Trung tâm Không gian Đức cho biết.

Theo AP, về cơ bản vệ tinh 21 tuổi này đã bị thiêu rụi ngay khi va chạm với khí quyển. Mặc dù vậy, vẫn có 30 mảnh vỡ với tổng trọng lượng 1,87 tấn có thể “sống sót” qua giai đoạn thử lửa này và lao xuống biển.

Do ROSAT là vệ tinh đời cũ, không có hệ thống kiểm soát nên mặt đất đã không thể liên lạc với nó, càng không thể điều khiển hướng rơi của vệ tinh.

Trước đó, tiết lộ trên Space.com, chuyên gia Jonathan McDowell của Trung tâm Thiên văn học Harvard-Smithsonian cho biết hai thành phố nhiều triệu dân Chongqing và Chengdu của Trung Quốc chỉ cách đường rơi dự kiến của vệ tinh có vài phút về phía đông bắc.

ROSAT được phóng lên không gian từ năm 1990 và “nghỉ hưu” vào năm 1999 sau khi đóng góp nhiều thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu lỗ đen và sao mới.

Tháng trước, một vệ tinh hỏng của NASA là UARS cũng đã rơi xuống nam Thái Bình Dương. Tuy không gây ra thiệt hại nào về người và của song phạm vi rơi của các mảnh vỡ rộng tới 800km.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video