Điện Parthenon từng là một kiệt tác về sắc màu

Nếu người Hy Lạp cổ đại bán bưu thiếp cho du khách từ 2.000 năm trước, họ đã có những bức ảnh sặc sỡ miêu tả nhiều góc nhìn khác nhau của di tích lịch sử nổi tiếng này.

Các nhà khảo cổ cho biết rất nhiều phần đổ nát bây giờ khác xa so với nguyên gốc. Nhiều phần được sơn màu sặc sỡ đã nhạt phai dần theo thời gian. Họ tin rằng điện thờ Parthenon ở Athens từng được bao phủ bởi các mảng màu sáng rực.

Từ lâu, người ta vẫn biết rằng điện thờ cẩm thạch hoành tráng này, nằm trên đỉnh của vệ thành Athens, đã được sơn màu. Những cuộc kiểm tra mới do nhà khảo cổ Hy Lạp và kỹ sư hoá chất Evi Papakonstantinou-Zioti thực hiện cũng khẳng định việc người xưa sử dụng những gam màu sáng như đỏ, xanh lá cây và xanh lam.

Dấu vết của những màu sắc này đã được tìm thấy trong cuộc phục chế đang diễn ra tại ngôi đền được xây vào năm 432 trước Công nguyên.

Đơn giản là thời tiết đã làm các màu phai nhạt theo thời gian, Sara Orel, trợ lý giáo sư lịch sử nghệ thuật tại Đại học Truman ở Missouri, nhận định.

"Ánh nắng mặt trời, gió cát và những tổn hại do sự ô nhiễm của thời nay là những thủ phạm chính", Orel nói. Hiện tượng này cũng có ở những tác phẩm nghệ thuật trên hầu hết các công trình cổ ở Ai Cập, chúng được sơn màu để nổi bật trên nền đá trắng. Ngày nay, những màu này hầu như không còn nhìn thấy.

Một phần trong những bức chạm khắc tinh xảo nhất của Parthenon hiện nằm trên một phần thiết kế đặc biệt của Bảo tàng Anh ở London. Tác phẩm mang tên Elgin Marbles, có thể đã bị tước đi một số màu vì nguyên tắc thẩm mỹ khi đến London vào đầu thế kỷ 19.

Đặc biệt, một đợt phục chế vào những năm 1930 đã làm hỏng nghiêm trọng màu của tác phẩm. Một lịch sử gia ở Đại học Cambridge đã buộc tội nhân viên bảo tàng sử dụng công cụ bằng kim loại để thực hiện công việc. Vấn đề là các nhân viên bảo tàng đã có một suy nghĩ chung như bao người khác: là các bức chạm khắc đó ban đầu có màu trắng.

Tuy vậy, Ian Jenkins, trong một bài viết của Bảo tàng Anh công bố năm 2001, đã phản đối việc buộc tội công việc phục chế năm 1930 đã biến Elgin Marbles từ những bản phối màu sặc sỡ trở thành bức hoạ trắng nhờ như ngày nay.

"Tôi cho rằng khi bức chạm khắc được đưa tới Bảo tàng, chưa tới 20% bề mặt còn giữ được lớp sơn của nó", Jenkins viết. "Chính thời tiết là yếu tố quan trọng nhất mang lại bề mặt và màu sắc của tác phẩm như chúng ta thấy ngày nay".

M.T.

Theo VnExpress/Livescience
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video