Diệt sao biển gai để bảo vệ san hô

Chiến dịch diệt sao biển gai bảo vệ san hô trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang được tỉnh Khánh Hòa phát động ngày 20/5 nhằm hưởng ứng ngày Đa dạng sinh học thế giới (22/5).

Khoảng 7.000 con sao biển gai ở một số vùng biển quanh khu bảo tồn biển như Hòn Nọc, Hòn Mun, Hòn Một... đã bị diệt trong ngày hôm qua, 20/5.

Thợ lặn tìm sao biển gai ở vùng biển bảo tồn vịnh Nha Trang. Ảnh: Tường Vi

Ông Trương Kỉnh, Giám đốc Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang cho biết, Ban quản lý sẽ phối hợp với các ngư dân tiếp tục tổ chức lặn bắt loài sao biển gai. Mỗi con sao biển gai bắt được sẽ trả cho ngư dân 5.000 đồng, sau đó đưa đi tiêu hủy.

Việc tiêu diệt loài sao biển gai được Ban quản lý tổ chức hằng năm vào tháng 5, là tháng sinh sản của loài này.

Sao biển gai tên khoa học là Acanthaster Planci, sống ở độ sâu từ 5 đến 20m nước biển, đây là loại thiên địch của san hô. Vòng đời của loài này khoảng 3 năm. Trong 3 năm đó, một con sao biển gai có thể ăn hết khoảng 25 m2 san hô. 

Sao biển gai là loài chuyên ăn san hô nên có nguy cơ tàn phá san hô khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang. Ảnh: Tường Vi


Những năm gần đây do việc đánh bắt các loài thiên địch của sao biển gai như ốc tù và, cá ăn trứng sao biển… đã làm loài này bùng phát mạnh. Trong khi đó, khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang có hơn 350 loài san hô. Do đó nguy cơ hệ sinh thái ở khu bảo tồn biển sẽ bị loài này tàn phá là rất lớn.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video