Điều gì đã xảy ra khi bạn cố gắng nhớ...

Khả năng ghi nhớ là khác biệt rất lớn ở mỗi cá nhân. Điều gì xảy ra khi bạn cố gắng ghi nhớ một điều gì đó? Các giai đoạn nào xảy ra khi bạn tiếp nhận một thông tin nào đó?

Phần lớn chúng ta sẽ gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi này. Kirchhoff và Buckner đã dùng các quá trình mã hóa đặc biệt khác nhau để mô tả các giai đoạn của sự ghi nhớ, cũng như nghiên cứu các quá trình đó tác động như thế nào đến sự biểu đạt của trí nhớ, và não đã hoạt động như thế nào để mang lại kết quả đó. Nghiên cứu này của hai tác giả ở Đại học Washington, Hoa Kỳ đã công bố trên tạp chí Neuron, tập 51, 2006 số tháng 7.

Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu nhìn vào từng cặp hai vật đang tương tác với nhau - ví dụ như quả chuối trong chiếc xe tải - và sau đó họ sẽ được kiểm tra bằng cách trả lời những câu hỏi về những gì họ nhớ được về hình ảnh đó. Trong lúc xem và ghi nhớ các hình ảnh, hoạt động não bộ của họ được khảo sát bằng kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ (MRI). Sau đó, các hình ảnh này được dùng thể xác định các giai đoạn trong quá trình ghi nhớ thông tin.

Trong số những người tham gia thử nghiệm, quá trình mã hóa của mỗi cá nhân khác nhau rất lớn. Có hai quá trình mà tác giả gọi là quá trình “mô tả bằng từ ngữ” (verbal elaboration) và “quan sát bằng thị giác” (visual inspection) có liên quan tới sự biểu đạt trí nhớ khi cố nhớ lại sự việc. Các quá trình “hình ảnh tưởng tượng” (mental imagery) và “hồi ức” (memory retrieval) thì không liên quan đến sự biểu đạt này. Thêm vào đó, cá nhân có số lượng lớn nhất các quá trình mã hóa khác nhau thì cho kết quả biểu đạt trí nhớ tốt nhất. Các phân tích tiếp theo cho thấy “mô tả bằng từ ngữ” và “quan sát bằng thị giác” là độc lập với nhau trong quá trình cải thiện trí nhớ.

Khi dùng các dữ liệu của các quá trình ghi nhớ và kết quả của hình ảnh não, tác giả khám phá ra các quá trình ghi nhớ hình ảnh đến hoạt động của các vùng khác nhau ở não. Quá trình “mô tả bằng từ ngữ” liên quan đến hoạt động của khu vực chi phối quá trình hình thành từ ngữ nằm ở vùng trước trán. Trong khi quá trình “quan sát bằng thị giác” thì lại liên quan đến hoạt động của vùng nhận dạng nằm phần vỏ não nhiều nếp nhăn. Cuối cùng nhóm nghiên cứu khảo sát sự hoạt động của các vùng não trong quá trình mã hóa trí nhớ có liên quan đến sự biểu đạt của trí nhớ hay không. Kết quả khảo sát giống như họ dự đoán. Hoạt động não liên quan đến hai quá trình mã hóa từ ngữ và hình ảnh thì có mối liên hệ đến sự thành công trong khả năng nhớ lại.

Kết quả này làm sáng tỏ cách thức của từng người dùng các quá trình khác nhau, cũng như các phần não khác nhau, để thực hiện, giải quyết cùng một sự việc, một vấn đề. Nghiên cứu các quá trình mã hóa trí nhớ bằng các hình ảnh chức năng của não đã giải thích cho sự khác biệt ở khả năng ghi nhớ của mỗi cá nhân. Ngoài ra nghiên cứu này cũng giúp cho việc hiểu cách ghi nhận, biểu đạt của trí nhớ và việc cải thiện trí nhớ.

T.K.M.

Theo ĐH Y dược TP.HCM, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video