Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể con người có cấu trúc tương tự động vật?

Bằng cách bắt chước lại các đặc điểm giải phẫu học của động vật, một họa sĩ Nhật Bản đã tạo ra những phiên bản “người lai” đặc biệt, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn trực quan về cơ thể các loài chim, thú, bò sát…


Bộ khung xương của loài rùa thực sự rất đặc biệt. Gần như toàn bộ phần mai rùa được tạo thành từ phần giáp che ngực, đó là sự kết hợp giữa xương sườn cùng xương vai và xương chậu. Dựa trên đặc điểm về giải phẫu học này chúng ta sẽ có được một hình thái chuyển đổi của con người như được mô tả ở trên.


Qua quá trình tiến hóa, loài ngựa đã “mất” tất cả các ngón chân trừ ngón giữa, để có thể chạy với tốc độ cao trong một thời gian dài.


Chim hồng hạc nổi bật với màu lông cùng đôi chân rất dài. Đặc biệt, loài chim này thường đứng hoặc thậm chí là ngủ trong tư thế một chân co lên.


Với cấu trúc đặc biệt, chúng ta thường nhầm lần hai bộ phận là đầu gối và mắt cá trên chân của các loài động vật. Bức hình minh họa trên đây sẽ giúp bạn nhìn nhận một cách trực quan và dễ hiểu nhất về sự khác biệt giữa đôi chân của con người và động vật.


Phần ngực lớn một cách bất thường, cùng đôi chân thu ngắn lại chính là những điểm thay đổi dễ nhận thấy nhất, khi một người được mang trong mình hình thái giải phẫu học của chim cánh cụt.


Mặc dù có kích thước cơ thể đồ sộ nhưng loài voi lại đứng trên những đầu ngón chân của mình. Trong khi đó, tư thế đứng của lạc đà lại có nhiều điểm tương đồng với các vũ công múa Bale. Đương nhiên, để hỗ trợ cho việc chống đỡ một khối lượng cơ thể rất lớn, bàn chân của hai loài này còn phát triển một “đệm” thịt bên dưới.


Để thích nghi với từng môi trường sống, chi trước của động vật đã được tiến hóa phân ly ra rất nhiều dạng khác nhau.


Nếu đã từng mơ ước rằng mình sẽ biết bay, có lẽ bạn sẽ cân nhắc lại mong muốn này sau khi biết được những thứ mà mình sẽ phải đánh đổi!


Con người và cá heo:
Có hai cách để truyền âm thanh đến tai. Âm thanh truyền qua rung động không khí là “âm thanh dẫn truyền trong không khí”. Âm thanh truyền qua rung động của xương là “âm thanh dẫn truyền qua xương”. Cá heo khi ở trong nước lắng nghe âm thanh thông qua âm thanh dẫn truyền qua xương. Beethoven bị điếc khi còn là một nhạc sĩ, nhưng ông đã vượt qua nó nhờ sự dẫn truyền của âm thanh qua xương.


Con người và vỏ sò:
Khi đốt nóng động vật có vỏ (hai mảnh vỏ), chiếc vỏ sẽ mở ra. Vỏ được đóng lại bởi một cơ gọi là cơ sò (cơ đóng), và khi cơ được nới lỏng, vỏ sẽ mở ra. Khi đun nóng, protein trong cơ thịt biến đổi và sự kết dính giữa vỏ và sò điệp bị bong ra, do đó vỏ sò sẽ mở bung ra.


Cánh tay con người với cánh dơi và cánh khủng long
: Sự khác biệt giữa cánh dơi và cánh khủng long khi được mô phỏng lại bằng cánh tay con người.

Cập nhật: 17/11/2021 Theo Dân Trí/Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video