Điều trị gãy xương bằng tế bào gốc

Các nhà khoa học ở ĐH Edinburgh, Anh đã tiến hành thử nghiệm sử dụng tế bào gốc từ các tế bào trưởng thành của chính bệnh nhân để chữa lành các xương bị gãy và sụn bị tổn thương. Mặc dù xương thường có chức năng tự sửa chữa, nhưng mục đích của cuộc nghiên cứu là thúc đẩy tìm ra một phương pháp điều trị xương gãy nghiêm trọng.

1,5 triệu bảng Anh cho phương pháp điều trị mới

Các nhà khoa học hy vọng sẽ giúp ích được cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo như viêm khớp xương mãn tính. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể sử dụng để điều trị cho các nạn nhân gặp tai nạn gãy xương nghiêm trọng không thể nối liền hoặc những bệnh nhân bị cắt bỏ xương vì ung thư.

Họ đã sử dụng "giá thể sinh học hoạt tính - bioactive scaffold" để bảo vệ những tế bào gốc và kích thích chúng phát triển ngay trong xương hay sụn sau khi chúng được đặt vào.

Một bệnh nhân tại BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM ( Ảnh minh họa: H.Cát)

Giá thể của nhóm nghiên cứu là một loại vật chất có cấu trúc mạng cứng, được phủ bọc hoặc được tiêm thuốc kích thích tế bào tăng trưởng. Tuy các thực nghiệm đầu tiên được tiến hành thành công, nhưng kỹ thuật này vẫn chưa được áp dụng trên bệnh nhân.

Nhóm nghiên cứu của ĐH Edinburgh sẽ bắt đầu thực nghiệm trên người trong vòng 2 năm, với tổng số tiền đầu tư là 1,5 triệu bảng Anh. Chủ trì đề tài nghiên cứu này là Hamish Simpson, Giáo sư về chỉnh hình và chấn thương. Ông hy vọng sau khi hoàn thành 2 năm thực nghiệm, khoảng 30 bệnh nhân sẽ được chữa lành.

Chương trình nghiên cứu này được Quỹ nghiên cứu tế bào gốc Vương quốc Anh (UK Stem Cell Foundation - SCF), Hội đồng nghiên cứu Y khoa và vì sự nghiệp Scotland (Medical Research Council and Scottish Enterprise) đầu tư.

Bước tiến mới trong lĩnh vực tế bào gốc

Tế bào gốc có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau, bao gồm cả xương. Hơn một thập kỷ qua, các nhà khoa học đã biết cách tạo ra những môi trường hoá học để kích thích tế bào gốc trong tủy xương người biến thành tế bào xương và sụn.

Những giá thể do nhóm nghiên cứu Edinburgh tạo ra hiện nay sẽ giúp các tế bào này phát triển bình thường trong cơ thể người.

Theo BS.Brendon Noble, thuộc Trung tâm Nghiên cứu thuốc tái phục hồi (Centre for regenerative medicine), đây là một bước tiến ngoạn mục để điều trị lành cho các đoạn xương bị gãy lìa hay các sụn bị tổn thương. Mục đích của nghiên cứu là biến những kiến thức mà khoa học đạt được từ nghiên cứu sinh học về xương thành những ứng dụng điều trị hữu hình.

Song song với việc sử dụng tế bào gốc từ tuỷ xương, các nhà nghiên cứu cũng muốn nuôi cấy các tế bào có cấu tạo tương ứng từ xương được phân lập từ máu. Điều đó có nghĩa là các tế bào có thể chiết tách ngay từ bệnh nhân mà không cần phải phẫu thuật. Sử dụng tế bào gốc của chính bệnh nhân cũng có nghĩa là giảm thiểu bị thải ghép.

Theo SCF, tại Vương quốc Anh, gãy xương hông là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 14.000 người già mỗi năm, nhiều hơn cả những căn bệnh ung thư. Đồng thời, thị trường về các thiết bị chỉnh hình trên toàn thế giới chiếm tới 17 tỷ USD (tương đương 8,7 tỷ bảng Anh).

H.Cát (Tổng hợp: Scotsman - United Kingdom, BBC, VNN)

Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video