DNA của tảo có thể giúp người khiếm thị thấy được ánh sáng

Những con virus được cấy gene của tảo sẽ giúp người mù bẩm sinh có thể nhìn được.

Quang di truyền học (optogenetics) là một trong những thành tựu lớn nhất của ngành cắt nối gene trong thập kỷ qua. Lĩnh vực này đã giúp các nhà nghiên cứu có thể hiểu cách hoạt động của não bộ trên thú vật bằng cách cho các neuron phản ứng với ánh sáng. Đến nay, các nhà khoa học sẽ lần đầu tiên thử nghiệm quang di truyền học lên cơ thể người nhằm giúp những người bị mù bẩm sinh có thể có được thị lực như người thường.


Những virus từ gene tảo sẽ giúp những người khiếm thị bẩm sinh có thể nhìn thấy ánh sáng.

Theo Engadget, bằng cách sử dụng các nghiên cứu của giáo sư Zhuo-Hua Pan tại ĐH Wayne State, một công ty có tên gọi RestroSense sẽ tiêm virus được nối DNA nhạy sáng của tảo vào trong mắt bệnh nhân. Trước đây, thành công duy nhất trong lĩnh vực hồi phục thị lực chỉ đến từ việc cấy ghép mắt máy Argus II.

Thử nghiệm lần này sẽ được thực hiện trên bệnh nhân viêm võng mạc sắc tối, một loại bệnh làm tê liệt các tế bào nhạy sáng chuyên biệt của mắt người, khiến cho người bệnh bị mù vĩnh viễn. Thay vì tìm cách sửa chữa các tế bào bị hư hại, đội ngũ RestroSense sẽ tập trung điều trị các tế bào hạch gần lớp sợi thần kinh. Phương pháp điều trị này sẽ khiến cho các tế bào sản sinh ra một loại protein nhạy sáng có thể truyền tín hiệu tới não bộ khi gặp ánh sáng. Kỹ thuật này có vẻ đã thành công trên những con chuột bị mù - những con chuột mù sau khi được điều trị cũng đã biết cách lẩn tránh nguồn sáng mạnh như những con chuột thường.


Thử nghiệm lần này sẽ được thực hiện trên bệnh nhân viêm võng mạc sắc tối.

Các nhà khoa học hy vọng có thể tạo ra 100.000 tế bào nhạy sáng, cho phép người nhìn đạt được thị lực vừa ổn. Tuy vậy, họ sẽ phải thử nghiệm thực tế để xác định được thành quả của mình. Công nghệ này cũng có một số hạn chế: do tế bào tảo chỉ nhạy sáng với màu xanh, bệnh nhân được điều trị có thể sẽ chỉ nhìn thấy hình ảnh đen trắng. Tế bào tảo cũng có mức nhạy sáng thấp hơn nhiều so với võng mạc của người, do đó các bệnh nhân sẽ chỉ nhìn rõ trong môi trường nhiều ánh sáng. Nếu như biện pháp điều trị này thành công, vấn đề thiếu sáng sẽ được giải quyết bằng cách đeo kính kích sáng cho người bệnh.


Đội ngũ RestroSense sẽ tập trung điều trị các tế bào hạch gần lớp sợi thần kinh.

Giáo sư Zhuo-Hua Pan và các đồng sự của mình đã từng hy vọng thử nghiệm công nghệ quang di truyền học lên con người từ 2009, bởi mắt người đã có sẵn khả năng nhạy sáng và cũng có cấu trúc đơn giản, phù hợp với điều trị gene. Không chỉ dừng lại tại đây, lĩnh vực quang di truyền học còn mở ra khả năng điều trị các bệnh khác như Parkinson hay những cơn đau kinh niên. Để làm được điều này, họ chỉ cần tìm ra tế bào nào cần điều trị. Sau đó, quá trình điều trị sẽ chỉ đơn giản là "bật công tắc đèn" bên trong đầu của bạn. Các biện pháp điều trị này sẽ được bắt đầu trong vòng 5 năm sắp tới.

Cập nhật: 24/02/2016 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video