Độ ẩm thấp khiến bệnh cúm phát triển mạnh

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm được lời đáp cho câu hỏi "muôn năm cũ" rằng vì sao bệnh cúm lại phát triển mạnh trong những ngày đông tháng giá - bởi đó là thời gian mà độ ẩm "tuyệt đối" thấp hơn so với các mùa khác. 

Virus cúm có thể sống sót lâu hơn và lây lan nhanh hơn khi độ ẩm "tuyệt đối" thấp.

Theo kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Trường đại học bang Oregon (Mỹ) thực hiện đăng tải trên tạp chí "Proceedings of the National Academy of Science" ngày 9/2, virus cúm có thể sống sót lâu hơn và lây lan nhanh hơn khi độ ẩm "tuyệt đối" thấp.

Độ ẩm "tuyệt đối" là phép đo lượng hơi nước thực tế trong không khí không tùy thuộc vào nhiệt độ, khác với độ ẩm "tương đối" là phép đo tỉ lệ hơi nước trong không khí tùy thuộc nhiệt độ.

Các nghiên cứu trước đây từng kết luận rằng tỉ lệ mắc bệnh cúm thường cao hơn khi thời tiết lạnh và khô hơn nhưng thường sử dụng độ ẩm "tương đối" để xác định tỉ lệ nhiễm cúm.

Tuy nhiên, khi xem xét lại những nghiên cứu này, các nhà khoa học thấy rằng độ ẩm "tương đối" chỉ giải thích 12% số ca lây nhiễm cúm và 36% trường hợp virus cúm tồn tại lâu hơn trong không khí.

Trong khi đó, độ ẩm "tuyệt đối" lý giải nguyên nhân của 50% số ca nhiễm cúm và tới 90% trường virus cúm sống sót lâu hơn. Phát hiện mới này rất quan trọng đối với giới nghiên cứu khoa học và y học bởi vì nhờ đó họ có thể phát triển các mô hình phòng ngừa cúm hiệu quả hơn./.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video