Đỡ đẻ cho gấu trúc

Ji Ni, nàng gấu trúc 13 tuổi, vừa sinh con tại Trung tâm Nghiên cứu & bảo tồn gấu trúc lớn, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Gấu con sinh ngày 23-2-2007, sau 324 ngày trong bụng mẹ và còn chưa được đặt tên.

Sau khi sinh, gấu mẹ trơ mắt nhìn kẻ khác chăm sóc con mình. Trong thiên nhiên, gấu trúc nuôi con không tồi nhờ học kinh nghiệm từ mẹ, nhưng khi bị nuôi nhốt, bản năng này không còn nữa và đành phải giao con cho các bác sĩ thú y.

Gấu mẹ sẽ phải học cách làm mẹ qua... phim ảnh! Chuyện này thật quan trọng vì có đến nửa số gấu trúc sơ sinh mất mạng do sự vụng về của mẹ. Gấu trúc hiện là loài quí hiếm: trong thiên nhiên chỉ còn khoảng 2.000 con và chừng 200 con đang được nuôi nhốt. Loài này bị đe dọa vì các rừng trúc đang bị hủy hoại và mức độ sinh đẻ không cao, dù kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đã có nhiều thành tựu lớn.

Ji Ni liếm con thật lâu. Nó lo lắng vì mới làm mẹ lần đầu. Đề phòng nó có thể làm rơi con xuống đất, các bác sĩ phải can thiệp, bắt gấu con bỏ vào lồng chăm sóc riêng.

Một bác sĩ thú y “cuỗm” con của nàng gấu trúc. Một kẻ khác nhẹ nhàng vắt sữa của nó. Không có loại nước mang rất nhiều kháng thể và vi sinh vật hữu ích này, gấu con khó tồn tại được.

Ngay sau đó, người ta đưa gấu mẹ một gấu trúc con nhồi bông, có tẩm nước tiểu của gấu con để nó đỡ nhớ con. Sáng hôm sau, người ta lại thay bằng đứa con thật trong vài giờ để nó chăm sóc.

Để “lên lớp” cho gấu mẹ, người ta cho nó xem phim: một cô nàng gấu khác đang nuôi con, với cả tiếng khóc la của gấu nhí. Nó quan sát việc làm vệ sinh, cho bú, vuốt ve con để sau đó “thực tập” trên con gấu... nhồi bông.

Trong lúc đó, bác sĩ thú y lại đóng vai mẹ gấu. Trong thiên nhiên, gấu mẹ kích thích gấu con đi bài tiết bằng cách liếm vùng háng. Ji Ni chưa biết cách này. Các bác sĩ phải dùng bông ẩm thoa nhẹ hậu môn gấu con.

Sau 10 tuần lễ, gấu con được chuyển sang chuồng của mẹ. Được bú sữa mẹ bằng bình, nó lớn nhanh như thổi và nay đã nặng 5kg. Trong vòng 16 tháng, trọng lượng gấu con sẽ tăng gấp 1.000 lần.

Sau bốn tháng, gấu con bắt đầu khám phá môi trường xung quanh. Nó đã biết đi nhưng chưa biết trèo cây và luôn bám vú mẹ. Trong vòng hai tháng, gấu con sẽ khám phá vườn trẻ dành riêng cho nó đặt tại trung tâm để học hỏi về cuộc sống leo trèo.

 TRUNG LÊ

Theo C5a, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video