Đo được thời gian trên hành tinh lạ

Lần đầu tiên các chuyên gia Trái đất đo được chính xác tốc độ xoay của một hành tinh ngoại lai, từ đó biết được thời gian ngày và đêm trên hành tinh này.


Hình ảnh của Beta Pictoris b theo tưởng tượng của các nhà thiên văn học - (Ảnh: ESO)

Beta Pictoris b là hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời được đo độ dài ngày/đêm, theo đó nó chỉ mất 8 giờ để xoay quanh trục với tốc độ 99.779km/giờ, hơn hẳn mọi hành tinh trong hệ mặt trời.

Để dễ so sánh, sao Mộc có tốc độ xoay 46.670km/giờ, trong khi xích đạo của Trái đất chỉ dừng ở tốc độ 1.706km/giờ.

Space.com dẫn lời Remco de Kok, nhà thiên văn học của Đài quan sát Leiden (Hà Lan), cho biết thêm Beta Pictoris b là hành tinh khí có kích thước gấp 10 lần sao Mộc, thuộc hệ sao Beta Pictoris cách Trái đất khoảng 63 năm ánh sáng.

Đây là hệ sao thuộc chòm Hội giá, có thể được nhìn thấy bằng mắt thường ở phía nam bầu trời.

Các chuyên gia đã rút ra kết luận về độ dài ngày/đêm của hành tinh trên nhờ vào dữ liệu do Kính viễn vọng Lớn thuộc Đài quan sát Nam Âu cung cấp.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video