Độ phân giải siêu cao của bản đồ mới về lục địa băng giá

Chiều cao một ngọn núi băng sẽ chỉ còn tính bằng mét thay vì kilomet trước đây.

Đây là bản đồ bề mặt Nam Cực hoàn hảo nhất từ trước tới nay, hãy hình dung là nếu có thể đặt tay lên nó, bạn sẽ cảm nhận được điểm nhô lên từ các sườn núi băng uốn lượn của bán đảo Nam Cực phía Bắc lục địa này.


REMA - Mô hình cao độ tham chiếu Nam Cực. (Ảnh: Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý Quốc gia Mỹ).

Các nhà nghiên cứu đã vẽ bản đồ địa hình qua những bức ảnh có độ phân giải cao, được một nhóm vệ tinh quanh quỹ đạo Trái Đất từ 400-700km thu thập suốt 6 năm qua. Để tạo thành bản đồ tổng thể, hàng trăm ngàn mô hình cao độ kỹ thuật số lập thể (DEM) và hàng triệu bức ảnh đã được xử lý trong 5 năm bởi Blue Waters - một trong những siêu máy tính mạnh nhất thế giới với tốc độ xử lý 1 triệu tỷ phép tính mỗi giây, theo thông báo từ Đại học Minnesota. Bản đồ có tên “Mô hình cao độ tham chiếu Nam Cực” (REMA). Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý Quốc gia Mỹ và Quỹ Khoa học Quốc gia tài trợ kinh phí cho dự án quy mô này.

Bản đồ trước đó của lục địa băng giá chỉ có độ phân giải hơn 3.000 feet (1.000 mét), nhưng bản đồ mới cung cấp cho chúng ta một độ phân giải đáng kinh ngạc: khoảng 26 feet (8m). Với diện tích 5,4 triệu dặm vuông (khoảng 14 triệu km vuông) - tức 98% Nam Cực - nó trở thành bản đồ chi tiết nhất về lục địa băng giá được vẽ.

"Trước kia, bản đồ bề mặt sao Hỏa còn chất lượng cao hơn bản đồ Nam Cực", theo Ian Howat, một trong những nhà nghiên cứu của dự án, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về khí hậu của Đại học bang Ohio. "Giờ đây, chúng ta có bản đồ địa hình tốt nhất của một lục địa trên Trái đất" Howat nói.


Độ phân giải của bản đồ Nam Cực trước kia khi so sánh với REMA vừa hoàn tất. (Ảnh: Fox9).

Việc xác định chiều cao của những dốc băng và đá lộ thiên ở Nam Cực giờ đã nằm trong tầm tay của các nhà khoa học, và độ sai lệch của nó chỉ trong phạm vi trên dưới 1m, theo thông báo.

"Với độ phân giải này, bạn có thể thấy hầu hết mọi thứ", Howat nói. "Chúng ta sẽ quan sát được sự biến đổi của lớp tuyết phủ hay những chuyển vị của băng, chúng ta có thể theo dõi lưu lượng của các dòng sông, lũ lụt và núi lửa và cả sự mỏng manh của lớp băng trên mặt sông".

Với khá nhiều dữ liệu - dung lượng tập tin bản đồ là 150 terabyte (153600 GB) - giới khoa học giờ đây có thể hình dung tốt hơn tác động của quá trình trái đất nóng lên qua cảnh quan ở Nam Cực, Paul Morin, đồng chủ trì dự án viết trong thông báo. "Hiện nay, chúng ta có cơ hội tốt hơn bao giờ hết để quan sát những thay đổi trong sự tan chảy và kết băng", ông nói. "Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu được tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và sự dâng lên của mực nước biển. Nó sẽ ở ngay trước mắt chúng ta".

Dù bản đồ đã hoàn tất, việc chụp và xử lý ảnh vệ tinh vẫn sẽ tiếp tục và những thay đổi (nếu có) được cập nhật mỗi năm hai lần. REMA được xuất bản trực tuyến từ ngày 4/9 trên trang của Trung tâm địa không gian vùng cực Minnesota (PGC).

Cập nhật: 13/09/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video