Đổ sắt xuống đại dương để "chôn" khí thải carbon

Trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature hôm 18/7, nhóm các chuyên gia quốc tế cho rằng đổ sắt xuống biển có thể giúp hấp thụ khí thải cácbon từ khí quyển và "giữ chân" nó ở đáy đại dương trong hàng thế kỷ, góp phần thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Mặc dù đã góp thêm tiếng nói ủng hộ việc sử dụng đại dương để ngăn chặn tình trạng ấm lên của khí hậu Trái Đất vốn gây nhiều tranh cãi, nhưng kết quả nghiên cứu lại chưa trả lời được câu hỏi về nguy cơ đe dọa đối với sinh vật biển.

Theo nghiên cứu trên, khi được đổ xuống biển, sắt có thể kích thích sự phát triển của những loài thực vật nhỏ bé mà khi kết thúc quá trình sinh trưởng, chúng sẽ trở thành "cái bẫy" hấp thụ khí thải cácbon đặt ở đáy đại dương.

Năm 2004, các nhà khoa học đã rải 7 tấn sunphát sắt (iron sulphate) - một loại “thức ăn” không thể thiếu của thực vật biển, xuống khu vực biển Nam Cực.

Kết quả là tảo cát đã sinh trưởng nhanh chóng, góp phần hấp thụ khoảng một nửa lượng khí thải cácbon ở độ sâu 1.000m dưới mặt nước.

Tảo cát được “nuôi” bằng sunphát sắt có thể cô lập cácbon trong hàng thế kỷ ở đáy đại dương, và lâu hơn ở những lớp trầm tích khác.

Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu mang tính thuyết phục về khả năng khí thải cácbon có thể được “chôn” ở đáy đại dương nhờ sự hấp thụ của tảo biển.

Vấn đề đặt ra là liệu khí thải cácbon còn có ở những vùng nước bên trên đáy biển - nơi chúng có thể quay trở lại bầu khí quyển, hay không?

Hàng chục nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng sắt có thể giúp tảo biển sinh trưởng nhanh chóng, nhưng lại không thể đi đến kết luận về cơ chế tảo biển “chôn” khí thải cácbon.

Bản thân nhóm nghiên cứu cũng cho rằng cần tiếp tục có những thử nghiệm sâu hơn về vấn đề này.

Tuy nhiên, Công ước London về đổ thải xuống biển cấm việc tiến hành những thí nghiệm trên diện rộng do lo sợ các tác hại không mong muốn.

Ông Victor Smetacek thuộc Viện Alfred Wegener - Đức, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng việc đổ sắt xuống biển để hấp thụ cácbon nên được đặt dưới sự giám sát của Liên hợp quốc, và không trái với các hiệp định, công ước có liên quan.

Hơn thế nữa, không nên cho phép các công ty tư nhân thực hiện thí nghiệm, vì khó có thể giám sát chặt chẽ.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video