Do sở hữu nhiều gene ưu việt nên con người có thể sống lâu trăm tuổi?

Trong số các loài linh trưởng, loài người có tuổi thọ tương đối cao. Có đến nửa triệu người trên thế giới sống lâu hơn 100 tuổi, và đó là do những sự đột biến trong tiến hóa của loài người.

Các nhà khoa học vừa khám phá ra 25 loại đột biến di truyền giúp chúng ta có thể sống lâu hơn và được gặp người thân của mình nhiều năm hơn. Từ phát hiện này, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ đi đến một phương pháp giúp nâng cao sức khỏe và tăng tuổi thọ thêm vài năm nữa.

Con người đang mang một bộ gene ưu việt?

Trong nhóm các loài linh trưởng, loài khỉ đột và tinh tinh vốn là họ hàng rất gần gũi với loài người nhưng cũng chỉ sống được trên dưới 60 năm là tối đa. Tuổi thọ ở động vật đã kéo dài rất nhiều trong suốt lịch sử tiến hóa. Tổ tiên của loài người và loài khỉ đã có tuổi thọ trung bình tương đồng với nhau vào 30 triệu năm trước.


Những đột biến trong bộ gene đã khiến loài người cải thiện tuổi thọ và sống lâu hơn rất nhiều so với tổ tiên của chúng ta vào hàng triệu năm trước. (Ảnh: CNBC).

Giới khoa học trước đây đã đặt ra nhiều giả thuyết về sự chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa người và các loài động vật khác, như sự liên hệ giữa trao đổi chất với nguy cơ lão hóa tế bào của các loài động vật là khác nhau, sự đột biến khiến quá trình lão hóa ít diễn ra hơn...

Lý thuyết pleiotropic đã được đề xuất từ nửa thế kỷ trước bởi nhà sinh vật học George C. Williams người Mỹ đã chỉ ra hiện tượng các gene quá khỏe mạnh hay không khỏe mạnh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cả cơ thể. Bộ gen ở các loài động vật khác nhau là khác nhau, nên dẫn đến sự khác biệt về tuổi thọ mỗi loài.

Nhưng những giả thuyết được đặt ra trong quá khứ đều chưa có một bằng chứng xác thực nào. Vì vậy, nhóm các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu Sinh học Tiến hóa Tây Ban Nha đã tìm kiếm các đột biến trong tiến hóa ở các loài linh trưởng để xem liệu có phải bộ gen mà con người đang mang là một bộ gen ưu việt hay không.

25 đột biến di truyền khiến con người sống lâu hơn

Bằng cách phân tích tuổi thọ trung bình, tuổi thọ tối đa và các đặc điểm về điều kiện sống, về lịch sử tiến hóa cũng như nhiều yếu tố khác, nhóm nghiên cứu đã xác định chỉ có 3 loài linh trưởng hiện đại sống lâu hơn so với tổ tiên của chúng, là loài người và hai loài khỉ khác.

3 loài linh trưởng này trong suốt thời gian quá khứ đã từng là "chuẩn" để các loài khác tiến hóa theo nhằm có tuổi thọ kéo dài hơn. Sau khi phân tích về sự khác biệt trong các trình tự axit amin khác nhau, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy 25 đột biến di truyền khiến mỗi loài phát triển theo từng hướng khác biệt rõ rệt.

“Phát hiện này cho thấy chính các sự khác biệt này trong bộ gen của từng loài đã dẫn đến sự kéo dài tuổi thọ của từng loài đó", nhà nghiên cứu Arcadi Navarro đến từ Viện nghiên cứu Sinh học Tiến hóa cho biết.


Cụ bà Jeanne Calment người Pháp là người cao tuổi nhất thế giới, hiện bà đã bước sang tuổi 122 nhưng vẫn sống khỏe mạnh. (Ảnh: Wikipedia).

Những gene đột biến này chủ yếu liên quan đến sức khỏe tim mạch, gồm sự nhanh lành vết thương và sự lưu chuyển máu giúp máu đông nhanh hơn. Phát hiện này gây ngạc nhiên cho giới khoa học, cho thấy rõ ràng loài người đã được tiến hóa để sống lâu hơn qua từng thế hệ.

“Kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa với chúng tôi, một trong những đột biến đáng giá nhất chính là cơ chế đông máu nhanh, điều này giúp chúng ta không bị chảy máu nhiều và dẫn đến thương vong nếu để lâu”, tác giả chính của nghiên cứu, ông Gerard Muntané, hiện cũng đang công tác tại cơ quan trên, chia sẻ.

Cơ chế đông máu nhanh không chỉ hữu ích trong những năm đầu đời của chúng ta, mà còn ảnh hưởng đến cả cuộc đời, điều này cân nhắc tính đúng sai của lý thuyết pleiotropic được đề xuất bởi Williams vào thế kỷ trước.

Nghiên cứu này chỉ tập trung tìm kiếm sản phẩm protein của gene, nghĩa là còn nhiều đột biến di truyền khác nhưng không được đề cập đến. 25 đột biến gene này chỉ là một phần nhỏ trong câu trả lời về sự sống thọ của loài người, trong tương lai giới khoa học sẽ tìm hiểu sâu rộng hơn.

Tuy vậy, khám phá này có giá trị nền tảng, như là bước đi đầu tiên để chỉ ra sự khác biệt giữa loài người với các loài khác, đặc biệt là những loài linh trưởng, để tìm ra lý do cho sự chênh lệch tuổi thọ. Từ nghiên cứu này, giới khoa học cũng sẽ khắc phục được những hạn chế để giúp con người sống thọ hơn nữa bằng công nghệ.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Molecular Biology and Evolution.

Cập nhật: 12/09/2018 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video