Độ tuổi sinh con thông minh nhất

Di truyền, tuổi tác cha mẹ, chế độ dinh dưỡng, quá trình giáo dục, tâm lý cha mẹ…là một trong những yếu tố quyết định sự thông minh của trẻ nhỏ. Vậy độ tuổi nào là thích hợp nhất cho chuyện sinh con?

Tuổi nào bố mẹ sinh con thông minh nhất?

1. Độ tuổi người cha: 30-35 tuổi

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra khi cha chúng đang ở độ tuổi từ 30-35 luôn ưu tú, vượt trội hơn hẳn so với những đứa trẻ cùng trang lứa khác.

Độ tuổi 30, chất lượng “đội quân tinh binh” của đấng mày râu ở đỉnh cao phong độ. Chất lượng đó vẫn được đảm bảo trong 5 năm kế tiếp.

Ở đây, các nhà khoa học vô cùng coi trọng yếu tố gen di truyền. Sở dĩ đứa trẻ chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác của cha mẹ chúng là do các gen di truyền. Tinh trùng ông bố khỏe mạnh thì chắc chắn đứa trẻ được sinh ra cũng vô cùng thông minh và khỏe mạnh.

2. Độ tuổi người mẹ: 23-30 tuổi

Đây là độ tuổi phụ nữ “lâm bồn” lý tưởng nhất. Thời điểm này, phát triển của cơ thể đã hoàn thiện, chất lượng trứng cũng đạt mức tốt nhất, nguy cơ đột biến ít nhất, thai nhi phát triển tốt nhất, nguy cơ bị đẻ non, dị dạng, down, IQ thấp… gần như không có.

Theo nghiên cứu, ở độ tuổi này kinh nghiệm sống của các bậc phụ huynh cũng khá “chín muồi”, điều kiện kinh tế đầy đủ, tâm lý sẵn sàng để sinh con…do vậy có kiến thức khoa học và khả năng chăm sóc trẻ nhỏ tốt hơn.

Nếu cơ thể người mẹ “quá non” hoặc “quá già”, thai nhi sẽ phải “đấu tranh” để tranh giành lượng dinh dưỡng. Do đó, trẻ sinh ra dễ bị còi cọc, thể chất và tinh thần yếu kém, không thông minh.

3. Tuổi vợ chồng tốt nhất để sinh con thông minh: Người cha lớn hơn người mẹ 7 tuổi.

Người đàn ông nhiều tuổi hơn sẽ có trí lực phát triển toàn diện, di truyền lại cho thế hệ sau nhiều gen tốt hơn. Người mẹ trẻ trung đang dồi dào sức sống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi khỏe mạnh và thông minh.


Tuổi sinh con của bố mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

4. Một số yếu tố khác giúp bạn sinh con thông minh

Thụ thai khi cả hai không mắc bệnh

Nếu một trong hai vợ chồng đang mắc bệnh và phải điều trị bằng thuốc thì không nên thụ thai trong thời điểm này. Bởi bệnh tật sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của trứng, tinh trùng. Nếu bạn thụ thai, em bé sẽ không có được những tính trạng gen tốt nhất. Đặc biệt, trong trường hợp mẹ bị bệnh thì rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Cần bổ sung axit folic trước khi mang thai

Ngay từ trước khi có kế hoạch mang bầu, các cặp vợ chồng cần có 3-6 tháng để chuẩn bị về cả mặt tinh thần, tài chính cũng như sức khỏe. Người mẹ cần tiêm phòng những mũi cần thiết như cúm, rubella, thủy đậu và có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, bổ sung đầy đủ axit folic. Trong thời gian mang thai, mẹ cũng cần bổ sung thêm khoảng 300-500 calo mỗi ngày và 400mgc axit folic. Việc cung cấp đủ axit folic, sắt, canxi là vô cùng quan trọng để thai nhi phát triển tốt nhất trong bụng mẹ.

Khám thai theo lịch định kỳ

Cách duy nhất đảm bảo rằng thai nhi đang phát triển đúng chuẩn đó là khám thai với bác sĩ chuyên khoa sản. Vì vậy trong thời gian bầu bí, mẹ cần khám thai theo lịch định kỳ và đến gặp bác sĩ bất cứ khi nào thấy cơ thể không ổn.

Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video