Đoạt giải Nobel nhờ ăn nhiều chocolate?

Theo kết quả một nghiên cứu mới công bố thì các quốc gia tiêu thụ chocolate cũng là nước có nhiều người đạt giải Nobel hơn.

Nhưng cũng phải nói ngay, những người đạt giải Nobel ăn chocolate với một lượng như thế nào và sự liên kết giữa hai chuyện này vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra lời giải.

Tác giả của nghiên cứu này là công tác tại Đại học Columbia bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về sức mạnh của chocolate sau khi đọc được báo cáo nói rằng chocolate rất tốt cho con người.

Theo một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nếu dùng lượng ca cao thường xuyên sẽ cải thiện tình trạng tâm lý cho bệnh nhân cao tuổi mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ, đây là một trong những triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở người già.

"Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng con người sẽ sống lâu hơn khi ăn chocolate cũng như cải thiện chức năng nhận thức, trí nhớ trở nên tốt hơn”, ông Franz chia sẻ lý do khiến mình chọn đề tài nghiên cứu này.


Ăn nhiều chocolate sẽ khiến con người thông
minh hơn, theo nhận định của Franz Messerli.

Chính vì vậy, ông Franz bắt đầu tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đánh giá số lượng người nhận giải thưởng Nobel trong một đất nước và so sánh với mức tiêu thụ chocolate của quốc gia đó. Kết quả nghiên của ông Franz được công bố trên Tạp chí Y học New England.

Lượng tiêu thụ chocolate và người đoạt giải Nobel

Thụy Điển chỉ tiêu thụ một nửa lượng chocolate so với nước Đức nhưng lại có số lượng giải Nobel cao thứ hai thế giới.

"Khi chúng ta so sánh lượng tiêu thụ chocolate và số người đoạt giải Nobel chia bình quân theo đầu người sẽ thì sẽ thấy chúng có mối liên hệ mật thiết”, ông Franz phát biểu.

"Mối liên hệ này là “giá trị P” của 0,0001" ông Franz cho biết. Điều này có nghĩa là xác suất này nhỏ hơn tỷ lệ 1/10.000 nếu như không có mối liên hệ chính xác.

Chắc hẳn bạn sẽ không khỏi giật mình khi biết rằng Thụy Sĩ là quốc gia đứng đứng ở vị trí thứ nhất về các cuộc thi liên quan đến chocolate cũng như đứng đầu trong mặt lượng tiêu thụ chocolate và cũng là nước có nhiều người đoạt giải thưởng Nobel nhất chia bình quân theo đầu người.

Tuy nhiên, Thụy Điển lại là một trường hợp ngoại lệ. Quốc gia này có số lượng người đạt giải thưởng Nobel khá cao trong khi lượng tiêu chocolate chỉ ở mức trung bình.

Ông Franz đưa ra giả thuyết rằng: "Có thể người Thụy Điển rất nhạy cảm và chỉ với một lượng chocolate nhỏ đã kích thích đến trí thông minh của họ. Do đó, nó có thể là lý do quốc gia này có nhiều người đạt giải Nobel như vậy".

Christopher Pissarides đến từ Trường Kinh tế London đã đưa ra con số về lượng tiêu thụ chocolate mà ông đã ăn khi đạt giải Nobel Kinh tế năm 2010.

"Kể từ khi tôi còn là một cậu bé, chocolate là một trong những món ăn không thể thiếu. Tôi ăn nó hàng ngày và nó cũng làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc khi thưởng thức chúng. Để giành được một giải thưởng Nobel, nhiều người sẽ nghĩ về một số cái gì khác khiến họ thành công. Nhưng đối với tôi, việc ăn chocolate khiến cho tinh thần của mình trở lên phấn chấn, lạc quan hơn. Tất nhiên, đó không phải là lý do chính tạo nên thành công của tôi. Nhưng nó góp phần vào việc giúp tôi có tinh thần tốt thì sau đó chất lượng làm việc cũng tăng lên", ông Christopher chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Rolf Zinkernagel là người Thụy Sỹ đoạt giải Nobel trong lĩnh vực y học năm 1996 cho biết rằng ông chưa bao giờ ăn quá một nửa kilogram chocolate hàng năm.

Ông Robert Grubbs là người Mỹ đạt giải Nobel hóa học vào năm 2005 cũng chia sẻ rằng bản thân ông ăn chocolate vào bất cứ thời điểm nào có thể. Một người bạn của ông đã giới thiệu tôi ăn chocolate và ông ăn nó suốt từ hồi còn trẻ cho đến nay cùng với rượu vang đỏ.

Nhưng mối liên hệ giữa chocolate và những thiên tài đạt giải Nobel vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi.

Eric Cornell là người đã đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 2001 trả lời phỏng vấn với Reuters rằng: "Tôi thì cho rằng chocolate sữa chỉ làm cho bạn trở nên ngu ngốc... Việc ăn chocolate không có liên quan đến việc ai đó có thể nhận được giải Nobel hay không”.

Chủ đề này hiện vẫn được các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, tìm hiểu với những ý kiến đánh giá trái ngược nhau về mối liên quan giữa hai vấn đề này vẫn chưa có lời giải chính xác.

Theo Kienthuc, BBC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video