Độc dược trong phim cổ trang Trung Quốc có thật không?

Hẳn những ai yêu thích dòng phim cổ trang đã quá quen thuộc với các loại độc dược phổ biến mà đa số các nhân vật trong phim dùng như đoạn trường thảo, hạc đỉnh hồng… Thế nhưng các bạn có biết những loại độc dược đó là có thật và vẫn tồn tại trong cuộc sống hiện nay chứ không chỉ là tên gọi do tác giả tạo ra.

1. Đoạn trường thảo

Trong Thần Điêu Đại Hiệp, khi Dương Qúa trúng độc hoa tình đã được đại sư chỉ điểm giải độc bằng cách lấy độc trị độc, dùng cỏ đoạn trường mọc dưới chân hoa tình làm thuốc giải. Vậy cỏ đoạn trường được nhắc đến thật ra là gì?


Cây lá ngón.

Đoạn trường thảo hay có tên quen thuộc hơn ở nước ta là lá ngón, ngoài ra còn có tên gọi khác như hồ mạn trường, đại trà đằng, hoàng đằng… là một loại cây rất độc mà chỉ cần ăn vài ba lá là có thể chết người. Là loại cậy leo thường mọc ở vùng rừng núi của Việt Nam, Lào, Malaysia… và một số tỉnh của Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Đông, Quý Châu … Ở Việt Nam, nếu vào các vùng rừng núi của Hà Giang, Lạng Sơn bạn có thể thấy các biển cảnh báo nguy hiểm với lá ngón. Lá ngón có hình mũi mác, đầu nhọn, xanh nhẵn bóng, ra hoa màu vàng, tràng hoa hình phễu. Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây.

2. Hạc đỉnh hồng

Hạc đỉnh hồng có thể được coi là cực độc thường dùng cho giới quý tộc, vua chúa. Thời xưa, khi các phi tần tự tử hay bị bức chết thường dùng hạc đỉnh hồng. Hàm Hương trong Hoàn Châu Công Chúa cũng đã từng bị Thái hậu ép chết bằng Hạc đỉnh hồng.


Hạc đỉnh hồng có thể được coi là cực độc thường dùng cho giới quý tộc, vua chúa.

Hạc đỉnh hồng thật ra là loài chim hạc có phần đỉnh đầu màu hồng đỏ, tuy nhiên các bộ phận như thịt chim, xương chim không những không có độc mà ngược lại còn rất bổ dưỡng. Vậy độc dược Hạc đỉnh hồng là gì?


Hạc đỉnh hồng thực chất là hồng thạch tín, khoáng vật của Asen.

Đó là Hồng thạch tín, khoáng vật của Asen có tên gọi là hùng hoàng đỏ As4S4. Có lẽ vì màu sắc tương tự với màu của đầu chim hạc nên được gọi là Hạc đỉnh hồng. Asen hay các hợp chất của chúng là chất độc vô cùng nguy hiểm. Ngày nay, các vụ ngộ độc asen thường là do nguồn nước ngầm có chứa một lượng lớn asen được đưa vào sử dụng mà chưa qua kiểm định đo lường. Nhiều quốc gia và khu vực khác ở Đông Nam Á, như Việt Nam, Campuchia, được coi là có các điều kiện địa chất giúp cho quá trình tạo nước ngầm giàu asen.

3. Xạ hương

Trong các bộ phim cung đấu, khi một phi tần mang thai, thì ngay lập tức các phi tần khác dùng mọi cách thức để cô ấy phải sảy thai, mà một trong cách phổ biến nhất là dùng xạ hương. Một loạt các phim về thể loại cung đấu hầu hết các vụ sảy thai đều liên quan đến xạ hương như Hậu Cung Chân Hoàn Truyện, Cung Toả Châu Liêm…


Hươu xạ.

Xạ hương là một chất thơm được tiết ra từ tuyến nội tiết của một số con đực để thu hút con cái như: hươu xạ, cầy hương, cầy giông… Một số loại thực vật của có chất xạ hương như cỏ xạ hương. Tuy nhiên chỉ có xạ hương chiết xuất từ loài hươu xạ mới có giá trị về dược liệu và thương mại. Thật ra xạ hương là một loại thuốc rất quý dùng cải thiện tuần hoàn não, kháng khuẩn, kháng viêm…. Tuy nhiên nó có tác dụng kích thích tử cung, nhất là đối với các tử cung có thai, làm tống xuất nhau còn sót hay thai chết lưu. Lợi dụng điểm này mà các phi tần xưa thường cho những người mang thai các vật dụng như túi thơm, phấn thơm… chứa một lượng xạ hương vừa phải không làm co thắt tử cung tức thời mà khi ngửi về lâu về dài sẽ gây sảy thai.

Cập nhật: 25/02/2019 Theo Dân Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video