Động vật có vú có thể chọn giới tính cho con?

Có một dự án nghiên cứu kéo dài trong hàng thập kỷ để tìm hiểu về khả năng liệu sự phân bổ giới tính của con cái trong tự nhiên có thật sự là ngẫu nhiên. Có thực sự đó hoàn toàn là một sự may rủi khi sinh con đực hay con cái? Và theo một nghiên cứu mới được công bố do trường đại học Stanford dẫn đầu, các nhà khoa học đã nhận định rằng đó không hoàn toàn là một quá trình ngẫu nhiên - mà là một chiến lược tiến hoá.

Vẫn chưa rõ là tại sao - hay làm thế nào - để một con mẹ thuộc động vật có vú có thể lựa chọn việc tạo ra con cái chỉ theo một giới tính. Nhưng các con số thống kê cho biết, có một lý do chính đáng để các con mẹ chỉ có con "một bề", và rất nhiều loài động vật cũng tuân theo điều này. Lý do chủ yếu là những con mẹ sẽ lựa chọn giới tính nào có thể tạo ra nhiều con cháu nhất.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát hàng ngàn loài động vật ở sở thú San Diego, vì để có thể đưa ra nhận định liệu sự phân bổ giới tính có ảnh hưởng đến số lượng con cháu hay không thì họ phải có những số liệu chi tiết của cả 3 thế hệ. Để đảm bảo kết quả thu được không bị ảnh hưởng bởi một loài cụ thể, họ đã tiến hành nghiên cứu trên rất nhiều loài động vật có vú khác nhau, từ bộ linh trưởng, đến trâu, ngựa và gấu.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những con mẹ có đa số con cái thuộc giống đực hoặc cái thường sẽ có đông con cháu hơn so với các con mẹ có số lượng con cái cân bằng. Những con mẹ có nhiều con thuộc giống đực thì khả năng có nhiều cháu là cao nhất, trong khi con mẹ có nhiều con thuộc giống cái vẫn sẽ có số lượng cháu cao hơn so với những mẹ có tỉ lệ con cái đồng đều về giới tính.

Joseph Garner, tác giả của bài viết về dự án nghiên cứu này giải thích rằng, việc có con "một bề" vừa là một mối nguy lớn nhưng cũng là phần thưởng lớn; đối với nhiều loài động vật, chỉ có các con đực đầu lòng mới có thể duy trì nòi giống. Và nếu con mẹ sinh được một con đực đầu lòng thì nó sẽ có rất nhiều con cháu sau này, còn nếu không thì sẽ có rất ít cháu, hoặc không có gì cả.

Garner cũng đưa ra ý kiến rằng, các yếu tố về môi trường cũng có thể ảnh tới tới sự lựa chọn tinh trùng không chủ ý, và sẽ tạo ra một thế hệ con cái có giới tính được xác định trước. Vào một năm có nhiều thức ăn, con mẹ mập mạp và vui vẻ, thì nó sẽ có nhiều cơ hội hơn để sinh ra một đứa con giống đực khoẻ mạnh. Còn nếu điều kiện không tốt, thì có thể tốt hơn là có "con gái" vào thời điểm đó, vì thực ra quá trình sinh sản của chúng phụ thuộc không nhiều vào tình trạng sức khoẻ và cơ thể.

Nghiên cứu này đã đưa ra nhiều giả thuyết dựa trên các so sánh trong kết quả ghi nhận được, tuy nhiên vấn đề là nó được thực hiện chỉ trong sở thú, nơi các con vật hiếm khi sinh sản theo cách mà chúng làm trong thế giới hoang dã. Vì thế, các kết quả có thể sẽ không được thuyết phục cho lắm. Tuy nhiên, đây thực sự là một nghiên cứu rất thú vị, đặt ra thêm nhiều câu hỏi cho giới khoa học.

Theo Tinh tế, Popsci
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video