Động vật thành thị "thông minh" hơn nông thôn

Động vật có vú sống ở thành thị có bộ não phát triển hơn so với đồng loại của chúng ở nông thôn.

Nhà sinh học Snell-Rood từ Đại học Minnesota và các đồng nghiệp thực hiện nghiên cứu hộp sọ của 10 loài động vật có vú khác nhau, từ đó ông xem xét sự thích nghi của chúng với môi trường đô thị.


Ảnh minh họa: ​W​ikimedia Commons

Theo tính toán của Snell-Rood, kích thước hộp sọ và não chuột sống ở thành thị lớn hơn 6% so với chuột ở nông thôn. Kết quả tương tự với loài chuột chù và loài dơi ở bang Minnesota.

Một số nghiên cứu trước đây từng chứng tỏ, việc học tập và nhận thức tốt hơn có liên quan đến kích thước bộ não lớn hơn. Nhiều nhà khoa học phủ nhận nghiên cứu này.


Hình: Biểu đồ so sánh kích thước họp sọ của ðộng vật ở nông thôn (màu xám) và ở thành thị (màu trắng xám) của hai loài chuột đồng (Microtus pennsylvanicus) và chuột chân trắng (Peromyscus leucopus).

Theo lý giải của Snell-Rood thì sự gia tăng kích thước hộp sọ và não của động vật sống ở thành thị là do đòi hỏi nhận thức và sự thích ứng của chúng phải tăng lên để tồn tại và tìm kiếm thức ăn. Công việc đó khó khăn hơn những con vật sống ở quê, nơi có những đồng cỏ, nguồn thức ăn dồi dào và một không gian sống thoải mái, ít bị con người tác động hơn.

Nghiên cứu trên cho thấy mối tương tác hai chiều giữa sự phát triển của não bộ và môi trường sống.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video