Đột phá công nghệ tế bào giúp chữa lành vết thương lớn trên da

Thay vì chờ đợi cho vết thương lành hoặc thực hiện cấy ghép, các nhà nghiên cứu lại có ý tưởng biến đổi trực tiếp các tế bào trong vết thương thành những tế bào da mới khỏe mạnh.

Đó là ý tưởng đột phá của các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Sinh học Salk (San Diego, California A, Mỹ). Và họ đã đạt được thành tích này bằng cách tiêm các virus đã được chuyển hóa vào vết thương sâu và rộng của một con chuột. Các tế bào gốc tại khu vực bị tổn thương sau đó đã được chuyển thành tế bào da mới.


Ảnh chụp hồng ngoại cho thấy lớp biểu bì của chú chuột đang được các tế bào gốc chữa liền.

Những virus này, hoạt động như là các vectơ, mang các nhân tố chuyển hóa đẩy các tế bào trung mô (tức các tế bào gốc) lên bề mặt của cơ thể, và biểu hiện thành các gene mới. Sau đó, chúng trở thành tế bào biểu mô, tức là tế bào của da.

Theo TS. Juan Carlos Izpisua Belmonte, người đứng đầu công cuộc nghiên cứu, những con chuột được điều trị theo cách này đã được chữa lành chỉ trong hai tuần. Cũng theo ông, thời gian chữa bệnh về lý thuyết cũng sẽ tương tự ở người, trong khi đó nếu phải thực hiện cấy ghép thì thời gian đòi hỏi tới bốn tuần. Và ngoài ra, phương pháp này còn có khả năng làm liền vết thương mọi kích cỡ, mà không cần tới một nguồn "tài trợ" da nào.

Còn theo TS. Jérôme Lamartine, một nhà sinh học tại Đại học Lyon (Pháp), tuy không tham gia công cuộc nghiên cứu này, nhưng cũng đã dành sự quan tâm khi nhận thấy những kết quả này rất đáng chú ý, đặc biệt là cho các tổn thương sâu mà khi ghép vẫn không hiệu quả.

Tuy nhiên ông cũng bày tỏ cần thận trọng khi chuyển tiếp phương pháp qua cho người, vì da của chúng ta có lớp biểu bì dày và phức tạp hơn, đặc biệt là với các mô da ở lớp sâu. Vì vậy, cần phải lưu ý đến nguy cơ của khối u, cần phải có các nghiên cứu dài hạn về động vật linh trưởng hoặc trên loài heo trước khi thử nghiệm lâm sàng ở người.

Vậy là từ nay chúng ta có thể được chữa lành da chỉ trong hai tuần, một hy vọng để không còn phải chịu cảnh cấy ghép?

Cập nhật: 16/10/2018 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video