Đột phá về bộ nhớ Spintronic

Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm ra cách mã hóa thông tin trong spin của electron - kỹ thuật hứa hẹn có thể tạo bộ nhớ nhỏ hơn, nhanh hơn cho các máy tính.

Mặc dù ý tưởng này (được gọi là Spintronics) đã được nghiên cứu tỉ mỉ từ hơn một thập kỷ nay, các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định công việc của họ là bước đột phá vì một số lý do.

Đầu tiên, thông tin được mã hóa trong 100 giây, một thời gian trước đây không đạt được trong các nguyên mẫu spintronics. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận của họ cho phép dữ liệu được mã hóa trên các nguyên tử phốt pho, giúp dữ liệu dễ dàng được đọc và cập nhật bởi các thiết bị silicon - loại vật liệu được nhiều máy tính ngày nay sử dụng.

Các nhà nghiên cứu - đến từ ĐH Florida (Mỹ), ĐH Utah (Mỹ), ĐH London (Anh) và ĐH Sydney (Úc) - đã công bố phát hiện của họ trên số ra mới nhất của tạp chí Science.

Sử dụng thiết bị trong Phòng thí nghiệm Từ trường cao Quốc gia (NHMFL) của ĐH Florida, các nhà nghiên cứu có thể điều khiển đặc điểm từ tính (hay spin) của các electron và hạt nhân mà chúng quay quanh. Họ sử dụng các trường từ tính mạnh để hướng dẫn spin, nhiệt độ lạnh để chế ngự chuyển động của các nguyên tử.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) Mỹ, bang Florida, Hội đồng nghiên cứu Úc, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Vật lý và Cơ khí Anh và Ủy ban Hoàng gia cho Triển lãm 1851 của Anh.

Theo Quantrimang
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video