Dự án đường hầm nối liền châu Âu với châu Phi

Vượt trên thách thức về công nghệ, con người và tài chính, đường hầm xe lửa dưới eo biển Gibraltar, nối liền Tây Ban Nha với Maroc sẽ mở ra hi vọng về một sự xích lại gần nhau của 2 châu lục, 2 nền văn minh.

Nói về các công trình xây dựng tầm cỡ trên thế giới, thế kỷ 19 có kênh đào Suez, thế kỷ 20 có kênh đào Panama và thế kỷ 21 này chính là đường hầm nối liền châu Âu và châu Phi.

"Sáp nhập châu Âu và châu Phi, đó là công việc quan trọng thứ 10 trong số 12 công việc quan trọng của dũng sĩ Hercule. Và giấc mơ siêu thực này sẽ sớm trở thành hiện thực". Tờ nhật báo của Rome "La Repubblica" đã bình luận như vậy về dự án đường hầm Âu - Phi.

(Ảnh: Typepad.com)
Từ cảm hứng Channel Tunnel (đường hầm dưới biển Manche nối liền Anh - Pháp), kế hoạch xây đường hầm dưới eo biển Gibraltar nối liền Tây Ban Nha và Maroc đã hình thành từ những năm 1970. Một cơ quan liên doanh Tây Ban Nha-Morocco đã ra đời năm 1991 để khảo sát đáy biển eo Gibraltar. Nhưng rồi công việc bị ngưng trệ do quan hệ giữa Tây Ban Nha-Morocco xấu đi trong vấn đề tranh chấp chủ quyền hòn đảo nhỏ Perejil.

Đến năm 2003, dự án lại được 2 Chính phủ đưa trở lại bàn thảo. Sau khi hoàn tất công việc khảo sát cấu trúc địa chất đáy eo biển Gibraltar, theo dự định, đường hầm sẽ được khởi công vào năm 2008 và phải mất 15 năm công trình này mới được hoàn tất, tức phải đến năm 2023 đường hầm sẽ chính thức đi vào hoạt động. Nếu đường hầm đi vào hoạt động thì thời gian dự kiến để đi từ thủ đô Madrid, Tây ban Nha đến Thủ Đô Tanger của Morocco sẽ không tới 6h đồng hồ.

Qua nghiên cứu, nhóm kỹ sư Mỹ và Anh nhận thấy eo biển Gibraltar nối liền Đại Tây Dương và Địa Trung Hải rất hẹp, biển luôn động mạnh, dòng nước xoáy và chảy xiết. Điều kiện tự nhiên này buộc đường hầm phải ở độ sâu hơn so với đường hầm dưới biển Manche. Người ta phải xây những trụ cầu cao hàng mấy trăm m, hết sức khó khăn và phí tổn rất cao. Ý định xây cầu nổi đã bị gạt bỏ do số lượng tàu bè chạy ngang hành lang Gibraltar quá nhiều và cũng do nước chảy quá mạnh.

Cũng giống như Channel Tunnel, đường hầm sẽ gồm 2 tuyến chính nối với nhau bằng một đường hầm nhỏ hơn. Chỉ xe lửa được phép lưu thông dưới đường hầm, cấm xe cộ chạy bằng động cơ xăng dầu cặn nhằm đảm bảo vấn đề kỹ thuật đặt quạt thông gió để đẩy khí thải ra khỏi đường hầm có độ dài đến 40km.

Tuyên bố trong tờ nhật báo El País của Tây Ban Nha, Giovanni Lombardi, kỹ sư xây dựng người Thụy Sĩ, 80 tuổi, người được chỉ định thiết kế đường hầm cho biết: "Đây là một thách thức chưa từng thấy trong ngành xây dựng. Nếu đem so sánh, đường hầm dưới biển Manche chỉ là một trò chơi con trẻ".


Đường hầm xe lửa sẽ được xây dựng dưới eo biển Gibraltar,
nối liền Tây Ban Nha với Maroc (Ảnh: Typepad.com)

Đường hầm dưới biển Manche là một tiền lệ về phương diện công nghệ nhưng vấn đề về tài chính lại rất suôn sẻ. Nhưng với đường hầm mới này, tài chính thực sự là một thách thức lớn, đòi hỏi các nhà đầu tư phải tính toán thận trọng. Tờ Washington Post đã cho biết ước tính dự án đường hầm dưới Gibraltar vào khoảng 18 tỷ euro.

Ngoài công trình đường hầm dưới eo biển Gibraltar sắp được thực thi, thế giới đang có hàng loạt những dự án xây dựng quy mô khác như dự án đường hầm dài 54 km xuyên qua các dãy núi giữa Lyon, Pháp và Turin, Italia vào năm 2020, một đường hầm dài 125 km dưới biển nối Đài Loan với Trung Quốc cũng đang được xem xét và đường hầm nối Scotland với châu Phi cũng bắt đầu được nhắc đến.

Theo Courrier International, Dân trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video