Dùng ảnh selfie để theo dõi "giun ký sinh" di chuyển qua lại trên mặt trong 2 tuần

Sau khi các bác sỹ giật mạnh con giun ra, làn da của cô đã phục hồi hoàn toàn.

Một phụ nữ 32 tuổi đến thăm một khu vực nông thôn bên ngoài Moscow trở về nhà với một vật thể lạ đáng ngạc nhiên trên khuôn mặt của mình. Theo một báo cáo ngắn được công bố trong tuần này trên Tạp chí Y học New England (NEJM) thì có một "khối u" trên khuôn mặt của cô gái.


Giun kí sinh lấy ra từ mặt cô gái.

Sau chuyến đi của mình, cô nhận thấy một cục u bất thường trên má, bên dưới mắt trái của cô. 5 ngày sau, nó đã biến mất, nhưng một cái khác đã hình thành ngay phía trên mắt trái của cô. Mười ngày sau đó, một khối u nổi lên trên môi trên của cô, gây ra sưng tấy lớn.

Để theo dõi khối u di động của mình, cô đã chụp ảnh selfie (tự sướng). Trong báo cáo cho các bác sĩ, cô nói rằng các nốt sần tạo ra một số đốt và ngứa nhưng không có triệu chứng hoặc các vấn đề khác. Cô cũng lưu ý chuyến đi gần đây của cô và nhớ lại thường xuyên bị muỗi cắn.


Khối u di động trên mặt cô gái.

Các bác sỹ xác định rằng khối u di động này thực chất là một loại ký sinh trùng gây bệnh, có khả năng lây truyền khi cô gái bị muỗi cắn trong chuyến đi. Sử dụng kẹp, các bác sỹ ghim nó xuống (để cố định) và phẫu thuật loại bỏ khối u hơi dài, mỏng và màu vàng này. Các xét nghiệm di truyền tiếp theo xác định đây là loại giun Dirofilaria repens.


Kí sinh trùng di chuyển lên mí mắt.

Dirofilaria repens là giun ký sinh chủ yếu trên các vật chủ như chó, các loài ăn thịt khác và di chuyển sang muỗi - chúng chỉ lây nhiễm sang người một cách tình cờ. Chúng có xu hướng được tìm thấy ở các khu vực của Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Theo các nghiên cứu trước đây, loài giun ký sinh này khi trưởng thành có chiều dài khoảng 170 mm và sống đến 10 năm. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh báo cáo rằng D. repens không được tìm thấy ở Mỹ.

Chó là vật ký sinh yêu thích của loài giun này, D. repens sống trong mô dưới da, và con cái thả ấu trùng vào máu của con vật bị ký sinh. Những ấu trùng này sau đó di chuyển sang muỗi khi nó cắn và hút máu các con vật. Sau đó, những con muỗi lại cắn các con vật khác và giun D. repens sẽ được di chuyển sang một vật chủ khác. Ở người, D. repens được tìm thấy dưới lớp da khi nạn nhân cảm thấy các nốt sần nổi lên (tương tự cô gái trong trường hợp này). Các bác sĩ đôi khi gọi đây là "hội chứng ban trường" (creeping eruption). Trong những trường hợp hiếm hoi, giun có thể xâm nhập vào các cơ quan, như phổi, ngực, cơ quan sinh dục nam và mắt.


Người phụ nữ trong trường hợp này đã hồi phục hoàn toàn sau khi bác sỹ lấy giun ra khỏi cơ thể.

Tác giả chính của báo cáo ở NEJM, Vladimir Kartashev, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Rostov-na-Donu, Nga, nói với tờ Washington Post trong một email rằng D. repens là một "bệnh mới nổi" ở miền tây (một phần của Liên bang Xô Viết cũ) và một số phần của châu Âu. Từ năm 1997, ông nói rằng đã có hơn 4.000 trường hợp trong khu vực, đặc biệt là ở Nga và Ukraine.

May mắn thay, những con giun này rất dể để phẫu thuật lấy ra khỏi cơ thể và sau những lần như vậy nó sẽ không để lại hậu quả gì đáng ngại. Người phụ nữ trong trường hợp này đã hồi phục hoàn toàn sau khi bác sỹ lấy giun ra khỏi cơ thể.

Cập nhật: 01/10/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video