Dùng thuốc trị đau nhức có thể khiến bệnh tim bị nặng hơn

Những thứ thuốc trị đau nhức thông thường có thể làm tăng nguy cơ lên cơn đau tim nơi những người trên 60 tuổi có tim yếu, theo một cuộc khảo cứu mới.

Nguy cơ đó càng cao hơn đối với những người đã từng lên cơn đau tim. Ngay cả những người dùng thuốc đau nhức trong một thời kỳ ngắn cũng có thể nguy hiểm, nhất là những ai đang dùng những thuốc hạ thấp áp huyết.

Những thứ thuốc trị đau nhức nói trong cuộc nghiên cứu này gọi là “nonsteroidal anti-inflammatory drugs” (NSAID) (thuốc trị viêm sưng không có chất steroid). Những thứ thuốc NSAID thông thường gồm những dược phẩm: 

  • Indomethacin (những thứ thuốc có nhãn hiệu như Indocin, Indocin SR). 
  • Naproxen (những thứ thuốc có nhãn hiệu như Aleve và Naprosyn). 
  • Ibuprofen (những thứ thuốc có nhãn hiệu như Advil và Motrin).

Thuốc trị viêm sưng không có chất steroid (NSAID) - Ảnh: fhcrc.org

Cuộc nghiên cứu được cầm đầu bởi Bác Sĩ Consuelo Huerta, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Y Dược Tây Ban Nha (Spanish Center for Pharmaco-epidemiologic Research) ở Madrid, đã khảo sát những dữ liệu về 228,660 bệnh nhân được thu thập ở Anh Quốc từ năm 1997 tới năm 2000.

Tuy thuốc NSAID làm tăng nguy cơ nơi những bệnh nhân yếu tim, nói tổng quát chúng không gây nguy cơ đối với đa số những người khác, theo lời toán nghiên cứu.

Bác Sĩ Huerta và các đồng nghiệp viết trong phúc trình về cuộc nghiên cứu: “Sự sử dụng những thuốc NSAID chỉ có nguy cơ nhỏ khiến cho bệnh nhân phải vào bệnh viện lần đầu vì lên cơn đau tim. Nơi những bệnh nhân đã từng được chẩn đoán là đau tim, sự sử dụng thuốc NSAID có thể gây trầm trọng thêm cho tình trạng bệnh tim của họ và khiến họ phải vào bệnh viện.”

Cuộc nghiên cứu được đăng trên website của đặc san “Heart”, xuất bản ở London, Anh Quốc.

Những điều mới tìm thấy này không khiến cho các chuyên gia về tim ngạc nhiên, theo lời Bác Sĩ Andrew L. Smith, chuyên về bệnh tim tại đại học Emory University ở Atlanta.

Ông nói trong một cuộc phỏng vấn của WebMD: “Những dữ liệu từ cuộc nghiên cứu này không gây ngạc nhiên cho những ai trong chúng tôi thường săn sóc nhiều bệnh nhân từng lên cơn đau tim. Những thứ thuốc NSAID có thể khiến cho áp huyết tăng cao. Nhưng điều này ít được những người người cung cấp săn sóc tiên khởi [những bác sĩ y khoa tổng quát của gia đình] nhận ra. Ðây là tình trạng nan giải, vì nhiều bệnh nhân tim mạch cũng thường mắc bệnh viêm khớp và những chứng bệnh đau nhức khác cần dùng tới những thuốc này để làm giảm cơn đau.”

Bác Sĩ Smith nói rằng vấn đề không phải những thuốc NSAID là chất độc trực tiếp đối với tim, nhưng vì cách tác động của chúng làm mất những tác dụng của những thứ thuốc hạ thấp áp huyết. Ðối với những bệnh nhân mà đời sống tùy thuộc vào những dược phẩm giúp họ giảm áp huyết thì ảnh hưởng có thể trầm trọng và đột ngột.

Bác Sĩ Smith nói: “Trong bệnh viện của chúng tôi, chúng tôi có thể nhận ra ảnh hưởng ngay tức khắc khi một bệnh nhân mắc bệnh đau tim nặng uống thuốc NSAID. Ngày hôm trước thuốc lợi tiểu [giúp hạ thấp áp huyết] của họ có công hiệu. Ngày hôm sau, sự ứ đọng nước trong cơ thể khiến họ phải vào bệnh viện. Hậu quả trầm trọng hay không tùy thuộc vào tình trạng bệnh tim của họ.”

Bác Sĩ Homeyar Dinshaw, chuyên gia bệnh tim thuộc hệ thống bệnh viện Ochsner Clinic, bảo những bệnh nhân cần dùng thuốc NSAID hãy theo dõi kỹ những dấu hiệu cho thấy cơ thể của họ ứ đọng nước.

Ông nói: ”Gần đây, tôi đã bắt đầu bảo bệnh nhân rằng nếu họ dùng thuốc NSAID, họ cần phải theo dõi tình trạng giữ chất lỏng trong cơ thể, bằng cách xem xét trọng lượng của họ cùng giờ giấc mỗi buổi sáng. Vào những lúc khác, tôi bảo họ hãy nhận xét lớp da ở phía dưới lằn vớ. Nếu quý vị ấn ngón tay lên bề mặt ở nơi cao hơn mắt cá chân một chút và thấy vết lõm vào thịt thì có nghĩa là cơ thể của quý vị giữ nước.”

Bác Sĩ Smith khuyên những người mắc bệnh tim nếu cần tới thuốc trị đau nhức thì hãy dùng dược chất acetaminophen - thí dụ như Tylenol - thay vì dùng những thuốc NSAID
Theo NguoiVietOnline
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video